Căn cứ và định hướng về đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 100 - 102)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn

4.3.1. Căn cứ và định hướng về đất nông nghiệp

4.3.1.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tập trung phát triển cây trồng, chủ lực

theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng, giá trị cao và thân thiện với môi trường; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có lợi thế của tỉnh; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến là khâu đột phá nhằm nâng cao năng suất,

chất lượng, giảm giá thành, gắn sản xuất với nhu cầu của thịtrường nhằm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.

Để góp phần đảm bảo an ninh lương thực và ổn định đời sống nông dân thì phải duy trì diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở một tỷ lệ hợp lý. Đồng thời tăng cường các biện pháp thâm canh, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất và hiệu quả sản xuất trên từng đơn vị diện tích thông qua đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ

thuật. Chú trọng phát triển cây trồng chủ lực nhằm tạo khối lượng, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu làm tiền đề thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Từng bước chuyển đổi cơ cấu trong SXNN theo hướng đa dạng hoá cây

trồng, tăng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả và cây ngắn ngày; chuyển đổi

mùa vụ, cơ cấu cây trồng, né tránh thiên tai; lựa chọn loại cây thích ứng với điều

kiện thường xuyên có bão, lũ lụt, hạn hán, sương muối. Gắn phát triển nông, lâm

nghiệp với bảo vệtài nguyên đất, rừng, giữ vững môi trường và cân bằng sinh thái. Khai thác, sử dụng toàn bộ quỹ đất nông nghiệp vào các mục đích cụ thể,

không để tình trạng còn đất hoang hóa. Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đúng pháp

luật, lấy giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất làm thước đo để bố trí cây trồng, vật nuôi. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp gắn với các cơ sở sản xuất, chế biến theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước phân bổ sử dụng quỹđất phù hợp đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH qua các thời kỳ, tạo cở sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn.

Duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt trạng thái rừng ở vùng đầu nguồn xung yếu. Khoanh nuôi, trồng rừng kết hợp với trồng cây nông nghiệp lâu năm đểđạt tỷ lệ tán che cao nhất và đảm bảo trên đất dốc từ 80% trở lên luôn có tán che.

Đối với đất SXNN: Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa nước, tiến hành các biện pháp thâm canh cao, tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản,

đảm bảo nhu cầu an toàn lương thực. Song song với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng diện tích cây ăn quả, phát triển mạnh các mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung. Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi dựa trên lợi thế và tiềm năng của từng vùng trong tỉnh.

Trong cơ cấu sử dụng đất chung, cần dành một tỷ lệthích đáng và hợp lý cho các mục đích chuyên dùng, ưu tiên phát triển công nghiệp, hình thành các khu công nghiệp tập trung,... vừa để thực hiện chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, tăng

cường vềcơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, vừa tạo điều kiện thúc

đẩy sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực hiệu quả và ổn định.

Gắn khai thác sử dụng với nhiệm vụ bồi dưỡng tái tạo, làm tăng độ phì cho

đất... chống suy thoái đất, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm sử

dụng đất bền vững lâu dài. Ngoài ra việc khai thác sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo vấn đề quốc phòng an ninh, quán triệt phương châm kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, tôn trọng phong tục tập quán của đồng bào, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

4.3.1.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Để phát triển một nền nông nghiệp có hiệu quả theo hướng đa canh bền vững gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chất lượng cao và thị trường tiêu thụ cần xây dựng nền nông nghiệp sạch, chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh

cũng như ngoài tỉnh và hướng tới xuất khẩu.

Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng

cao của thị trường về cả chất và lượng và đạt tiêu chuẩn cạnh tranh với thịtrường ngoài tỉnh.

Khai thác hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện (đất,

nước, khí hậu, tài nguyên ...), trong đó cần chú trọng hiệu quả sử dụng đất,

chuyển đổi cơ cấu đất đai hợp lý.

Tập trung quy hoạch vùng sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đưa các ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá, an toàn, chất lượng cao, hiệu qua và bền vững

Đầu tư cải tạo đất chưa sử dụng có khảnăng đưa vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả đề án trồng cây ăn quả trên đất dốc, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hợp lý, tiết kiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)