Thức và nhận thức của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 99 - 100)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qlnn đối với đất nông nghiệp trên

4.2.4. thức và nhận thức của người dân

Trong những năm gần đây quá trình thực thi pháp luật vềđất đai, về cơ bản cán bộ và nhân dân trong huyện Mai Sơn đã có những chuyển biến tích cực, giúp cho công tác QLNN vềđất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng đã có những

thay đổi theo các chế độ chính sách pháp luật về đất đai, quyền của người sử

dụng đất được mở rộng như thời hạn thuê đất nông nghiệp được kéo dài đến 50

năm; hạn mức nhận chuyển nhượng gấp 10 lần hạn mức giao đất, các tổ chức

được thoả thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tuỳ theo khả năng tài

chính và kinh doanh của từng tổ chức... đã giúp cho người dân được tự do thực hiện quyền của người sử dụng đất, yên tâm đầu tư vào sản xuất nông nghiệp với nhiều mô hình ứng dụng công nghệcao, đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có hạn chế nhất định như sử dụng đất chưa theo quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất được duyệt, sử dụng chưa đúng mục đíchđược giao, thuê, tự ý

chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất khác nhưng chưa được cơ quan có

thẩm quyền cho phép đã phá vỡ quy hoạch ngành, quy hoạch vùng nguyên liệu, tự ý xây dựng các công trình trên đất nông nghiệp... Còn có trường hợp chưa

phối hợp với cơ quan chuyên môn đăng ký đất đai theo quy định, chưa được cấp

Giấy chứng nhận do không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do chính sách có những quy

định chưa cụ thể, chưa phù hợp với địa phương, bên cạnh đó một phần do ý thức

Hộp 4.2. Khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Với sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện, trong thời gian qua, công tác thi

hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện Mai Sơn

tương đối nhiều. Đây là công việc phức tạp, liên quan đến quyền lợi của người

sử dụng đất nên việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục người sử dụng đất đã

được các cơ quan chuyên môn của huyện quan tâm, trú trọng thực hiện, chính vì

vậy quá trình thực hiện cơ bản đã đáp ứng nguyện vọng của người dân. Tuy

nhiên cũng gặp không ít những khó khăn về cơ chế, chính sách và đảm bảo

quyền lợi của nhân dân (người sử dụng đất đòi bồi thường với giá cao, đòi được

hưởng các chế độ hỗ trợ tối đa... mặc dù có trường hợp không đúng quy định gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ thực hiện dự án).

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Phạm Duy Hùng – Phó trưởng phòng TNMT huyện

Mai Sơn (2017)

Bảng 4.27. Đánh giá về ý thức, nhận thức của người dân

Chỉtiêu đánh giá của hộ dân Số phiếu Tỷ lệ (%)

Tổng số 90 100

Rất tốt 02 2,2

Tốt 35 38,9

Trung bình 47 52,2

Chưa tốt 6 6,7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)