Khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 100)

Với sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện, trong thời gian qua, công tác thi

hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện Mai Sơn

tương đối nhiều. Đây là công việc phức tạp, liên quan đến quyền lợi của người

sử dụng đất nên việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục người sử dụng đất đã

được các cơ quan chuyên môn của huyện quan tâm, trú trọng thực hiện, chính vì

vậy quá trình thực hiện cơ bản đã đáp ứng nguyện vọng của người dân. Tuy

nhiên cũng gặp không ít những khó khăn về cơ chế, chính sách và đảm bảo

quyền lợi của nhân dân (người sử dụng đất đòi bồi thường với giá cao, đòi được

hưởng các chế độ hỗ trợ tối đa... mặc dù có trường hợp không đúng quy định gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ thực hiện dự án).

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Phạm Duy Hùng – Phó trưởng phòng TNMT huyện

Mai Sơn (2017)

Bảng 4.27. Đánh giá về ý thức, nhận thức của người dân

Chỉtiêu đánh giá của hộ dân Số phiếu Tỷ lệ (%)

Tổng số 90 100

Rất tốt 02 2,2

Tốt 35 38,9

Trung bình 47 52,2

Chưa tốt 6 6,7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG

NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA

4.3.1. Căn cứvà định hướng vềđất nông nghiệp

4.3.1.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tập trung phát triển cây trồng, chủ lực

theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng, giá trị cao và thân thiện với môi trường; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có lợi thế của tỉnh; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến là khâu đột phá nhằm nâng cao năng suất,

chất lượng, giảm giá thành, gắn sản xuất với nhu cầu của thịtrường nhằm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.

Để góp phần đảm bảo an ninh lương thực và ổn định đời sống nông dân thì phải duy trì diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở một tỷ lệ hợp lý. Đồng thời tăng cường các biện pháp thâm canh, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất và hiệu quả sản xuất trên từng đơn vị diện tích thông qua đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ

thuật. Chú trọng phát triển cây trồng chủ lực nhằm tạo khối lượng, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu làm tiền đề thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Từng bước chuyển đổi cơ cấu trong SXNN theo hướng đa dạng hoá cây

trồng, tăng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả và cây ngắn ngày; chuyển đổi

mùa vụ, cơ cấu cây trồng, né tránh thiên tai; lựa chọn loại cây thích ứng với điều

kiện thường xuyên có bão, lũ lụt, hạn hán, sương muối. Gắn phát triển nông, lâm

nghiệp với bảo vệtài nguyên đất, rừng, giữ vững môi trường và cân bằng sinh thái. Khai thác, sử dụng toàn bộ quỹ đất nông nghiệp vào các mục đích cụ thể,

không để tình trạng còn đất hoang hóa. Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đúng pháp

luật, lấy giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất làm thước đo để bố trí cây trồng, vật nuôi. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp gắn với các cơ sở sản xuất, chế biến theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước phân bổ sử dụng quỹđất phù hợp đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH qua các thời kỳ, tạo cở sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn.

Duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt trạng thái rừng ở vùng đầu nguồn xung yếu. Khoanh nuôi, trồng rừng kết hợp với trồng cây nông nghiệp lâu năm đểđạt tỷ lệ tán che cao nhất và đảm bảo trên đất dốc từ 80% trở lên luôn có tán che.

Đối với đất SXNN: Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa nước, tiến hành các biện pháp thâm canh cao, tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản,

đảm bảo nhu cầu an toàn lương thực. Song song với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng diện tích cây ăn quả, phát triển mạnh các mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung. Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi dựa trên lợi thế và tiềm năng của từng vùng trong tỉnh.

Trong cơ cấu sử dụng đất chung, cần dành một tỷ lệthích đáng và hợp lý cho các mục đích chuyên dùng, ưu tiên phát triển công nghiệp, hình thành các khu công nghiệp tập trung,... vừa để thực hiện chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, tăng

cường vềcơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, vừa tạo điều kiện thúc

đẩy sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực hiệu quả và ổn định.

Gắn khai thác sử dụng với nhiệm vụ bồi dưỡng tái tạo, làm tăng độ phì cho

đất... chống suy thoái đất, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm sử

dụng đất bền vững lâu dài. Ngoài ra việc khai thác sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo vấn đề quốc phòng an ninh, quán triệt phương châm kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, tôn trọng phong tục tập quán của đồng bào, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

4.3.1.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Để phát triển một nền nông nghiệp có hiệu quả theo hướng đa canh bền vững gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chất lượng cao và thị trường tiêu thụ cần xây dựng nền nông nghiệp sạch, chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh

cũng như ngoài tỉnh và hướng tới xuất khẩu.

Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng

cao của thị trường về cả chất và lượng và đạt tiêu chuẩn cạnh tranh với thịtrường ngoài tỉnh.

Khai thác hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện (đất,

nước, khí hậu, tài nguyên ...), trong đó cần chú trọng hiệu quả sử dụng đất,

chuyển đổi cơ cấu đất đai hợp lý.

Tập trung quy hoạch vùng sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đưa các ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá, an toàn, chất lượng cao, hiệu qua và bền vững

Đầu tư cải tạo đất chưa sử dụng có khảnăng đưa vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả đề án trồng cây ăn quả trên đất dốc, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hợp lý, tiết kiệm.

4.3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp trên

địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

4.3.2.1. Tăng cường hiệu lực thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai

Trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật bị tác động với mức độ cao bởi các yếu tố chính

đến việc ban hành văn bản pháp luật của nhà nước. Đối với nhóm yếu tố tự

nhiên, kỹ thuật và nhóm yếu tố vai trò cộng đồng, có mức độ tương quan trung bình đối với việc ban hành văn bản pháp luật có tương quan rất thấp với quản lý sử dụng đất nông nghiệp. Các chính sách hỗ trợ, chính sách xã hội khác ảnh hưởng mức độ thấp. Do vậy để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng

đất về nội dung ban hành và tổ chức thực hiện các văn bảng pháp luật cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Tăng cường tuyên truyền chủtrương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà

nước về công tác quản lý sử dụng đất đai đến người dân bằng nhiều hình thức, tại nhiều nơi và với tất cảcác đối tượng liên quan đến quản lý sử dụng đất.

Rà soát hệ thống văn bản liên quan đến quản lý sử dụng đất, báo cáo các

vướng mắc với cơ quan cấp có thẩm quyền để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Hoàn thiện các chính sách về quy hoạch sử dụng đất và thị trường phát triển hàng hoá sản phẩm nông nghiệp.

Khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Khuyến khích nông dân đầu tư trồng mới các diện tích

đất chuyển từđất màu sang còn phải tiến hành cải tạo vườn tạp. Chính quyền địa

phương cần rà soát lại QHSDĐ của toàn khu vực mà đặc biệt là quy hoạch đất

trồng cây đặc thù như cây ăn quả đặc sản (na, nhãn chín muộn, thanh long ruột

đỏ...), mía, cà phê, cao su và các loại cây ngắn ngày có hiệu quảcao, để có những

điều chỉnh hợp lý.

- Chính sách hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật, nông nghiệp công nghê cao; áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp;...

- Chính sách hỗ trợ và nâng cao pháp lý trong việc thực hiện các liên kết trong sản xuất, sản xuất và tiêu thụ nông sản,...

4.3.2.2. Đẩy mạnh công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Đối với quản lý sử dụng đất nông nghiệp công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp bị tác động với mức độ rất cao bởi các yếu tố: truyền thông, thông tin; tính chất tự nhiên của đất; ở mức độ cao bởi các yếu tố loại giống cây trồng, chính sách đất đai và diện tích canh tác. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định sử dụng đất của người dân. Cơ cấu mùa vụ; vai trò của các tổ chức

khuyến nông, khuyến lâm; chính sách hỗ trợ và vai trò của lãnh đạo địa phương có tác động ở mức độtrung bình đến việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Đối với quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp công tác lập và quản lý QH, KH sử dụng đất phi nông nghiệp bị tác động ở mức độ cao bởi 9 yếu tố. Chính sách hỗ trợ và chính sách xã hội không có tác động đến lập và quản lý QHSDĐ

phi nông nghiệp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất trong nội dung lập và quản lý QH, KHSDĐ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Nâng cao vai trò công tác tuyên truyền, công khai và tổ chức thực hiện các quy hoạch (QHSDĐ, quy hoạch ngành, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội....) đến

người sử dụng đất trên các phương tiện thông tin.

Tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác thực hiện

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thực hiện quản lý đất đai theo QHSDĐ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. QHSDĐ phải gắn với các quy hoạch khác như quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung, quy hoạch không gian.... đảm bảo phát triển bền vững hiệu quả.

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng đối với đất nông nghiệp cần triển khai quy hoạch ngành cho phù hợp với phát triển sản xuất của địa phương. Đặc biệt cần nghiên cứu quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa theo hướng phát triển bền vững và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nâng cao hiệu quả

sản xuất phù hợp phong tục tập quán sản xuất.

Đối với đất phi nông nghiệp cần nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách và tạo môi trường thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn và thu hút đầu tư từ

bên ngoài. Kiên quyết không thỏa thuận đầu tư, cấp phép đầu tư, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với những dự án, công trình không nằm trong danh mục,

QH, KH SDĐ. Đặc biệt tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức, thực hiện. Tập trung huy động các nguồn lực, các nguồn vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn đầu tư nước ngoài, vốn tự có của nhân

dân... đểđẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án và cải tạo nâng cấp hệ

thống giao thông, thủy lợi trên địa bàn huyện.

4.3.2.3. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp

Quá trình thực hiện chính sách đất đai, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, ảnh hưởng

đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Để thực hiện tốt

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện kê khai,

đăng ký, cấp giấy chứng nhận theo quy định. Thực hiện chuyển mục đích sử

dụng đất nông nghiệp theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt.

Nhà nước thu hồi đất, triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất. Đồng thời cần phải có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các

trường hợp giao dịch “ngầm” không đăng ký tại cơ quan nhà nước.

Đểđảm bảo công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp bền vững cần: Bảo vệđược nguồn tài nguyên rừng, đảm bảo độ che phủ thích hợp đối với từng vùng sinh thái để hạn chế suy thoái đất. Sử dụng giống cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng... đối với từng vùng, từng khu vực. Phát triển

chăn nuôi đại gia súc tại các vùng trọng điểm.

Đẩy mạnh các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, sử dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ, phù hợp. Mở rộng hệ thống trồng trọt, chăn nuôi phải đi kèm

với các cơ sở chế biến sau thu hoạch để giảm thiểu việc vận chuyển nguyên liệu

thô, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.

Từng bước cải thiện cơ sở hạ tầng vùng núi, hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận lần đầu, phát triển văn hóa, xã hội khu vực đồi núi.

4.3.2.4. Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về

đất đai

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định vềđất đai.

- Nâng cao chất lượng lập QH, KH sử dụng đất. Đẩy mạnh công tác đo đạc lập bản đồđịa chính, lập hồsơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo sát sao việc sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân, kịp thời ngăn chặn những hành động vi phạm pháp luật đất đai.

4.3.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của

người dân

- Vận động các đơn vị sản xuất, hộ nông dân tiếp tục chủ động mua sắm

phương tiện làm đất, máy gặt đập liên hợp để sản xuất, thu hoạch đảm bảo thời vụ, tránh thiệt hại do thiên tai và thời tiết gây ra.

- Để đẩy mạnh sản xuất cần phải vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyên canh, quy hoạch thành vùng phát triển tập trung, mặt khác cần tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sử dụng và cải tạo đất.

- Tổ chức cho nhân dân thảo luận để lựa chọn cách làm hiệu quả nhất đối với từng loại hình sử dụng đất;

- Tổ chức cho đại diện cộng đồng dân cư, cán bộ xã, thôn tham quan học

PHN 5. KT LUN VÀ KIN NGH

5.1. KẾT LUẬN

Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn

huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, một số vấn đềđược rút ra như sau:

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, nghiên cứu kinh nghiệm trong quản lý về đất nông nghiệp các nước trên thế giới (Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)