Tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 89)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qlnn đối với đất nông nghiệp trên

4.2.2. Tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đất đai

Trong những năm qua, tổ chức bộ máy cán bộ vềlĩnh vực đất đai của huyện

Mai Sơn đã được quan tâm.

•Bộ máy quản lý nhà nước: Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đất đai được chia thành 3 cấp: Cấp tỉnh là cán bộChi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai,

Theo cơ cấu tổ chức cán bộ, Công chức địa chính xã là một trong những chức danh công chức của xã, do vậy, công chức địa chính cấp xã phải đạt được các tiêu chuẩn chung về cán bộ công chức, phải có trình độ, khả năng bao quát, hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai thực thi các quy định của pháp luật vềđất đai nói

chung và pháp luật vềđất nông nghiệp nói riêng.

• Về năng lực đội ngũ cán bộ: Nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu của

nhiệm vụ. Tính đến ngày 31/12/2017 là 38 biên chế.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có 08 biên chế, trong đó có 01 trưởng

phòng là chủ tịch xã chuyển đến từtháng 7 tháng 2015, 01 đồng chí phó trưởng phòng là cán bộ Ban quản lý dự án thuộc huyện chuyển sang từ tháng 5 năm

2015 và 06 công chức chuyên môn. Các cán bộ của phòng đều có trình độ đại học (có 03/8 công chức đào tạo theo chuyên ngành quản lý đất đai, còn lại là chuyên ngành khác).

- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai: Được thành lập ngày 31/12/2015

thuộc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, hiện Chi nhánh có 03 biên chế và 05 lao

động hợp đồng, gồm có 01 Giám đốc chi nhánh, 01 kế toán và 05 cán bộ chuyên

môn, trong đó có 07 người trình độđại học, 01 trung cấp.

- Công chức địa chính cấp xã thuộc huyện Mai Sơn tính đến ngày 31/12/2017 có 26 biên chế, trong đó có 22 công chức có trình độ đại học, 02 công chức có trình độ cao đẳng và 02 công chức có trình độ trung cấp. Như vậy

huyện Mai Sơn có 03 xã và 01 thị trấn có 02 công chức địa chính.

Bảng 4.20. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đất đai huyện Mai Sơn

Đơn vịtính: Người Số TT Chỉ tiêu Sốlượng Trình độ chuyên môn Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học 1 Cấp huyện 11 01 - 10 - 2 Cấp xã 26 02 02 22 - Tổng số 37 03 02 32 0

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mai Sơn (2017)

Qua bảng trên cho thấy về cơ bản, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý đất đai đã được đào tạo cơ bản, tuy nhiên, trong đó vẫn còn 06 cán bộ huyện, xã chưa được đào tạo đúng chuyên ngành quản lý đất đai. Về cơ

hiện vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: địa bàn rộng, cán bộ chuyên môn của phòng Tài nguyên và Môi trường còn thiếu. Trình độ chuyên môn

không đồng đều giữa các cấp và các địa phương trong huyện, một số cán bộchưa

được đào tạo đúng chuyên ngành, kỹnăng thực hiện công việc còn có những hạn

chế nhất định ... đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động quản lý nhà nước vềđất đai trên địa bàn huyện.

Phòng Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan chuyên môn giúp cho UBND

huyện thực hiện nhiệm vụ QLNN về đất đai, trong đó có việc quản lý đất nông nghiệp. (1). Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật vềđất đai; (2). Tham mưu cho

UBND cấp huyện trong thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồđịa chính, xây dựng cơ

sở địa chính; (3). Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất; (4). Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộgia đình,

cá nhân; (5). Thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai; (6). Xây dựng bảng giá đất; (7).

Xác định giá đất cụ thể; (8). Kiểm tra việc sử dụng đất trên địa bàn huyện; (9). Giải quyết các tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, do lực lượng cán bộ còn thiếu nên quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước còn có những hạn chế nhất

định như: Công tác cấp Giấy chứng nhận lần đầu còn chậm hoàn thành; chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao; chưa tập trung tham mưu, tháo gỡ, xử

lý những vướng mắc trong thực thi pháp luật vềđất đai; xây dựng bảng giá đất; xác

định giá đất cụ thể.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai: Có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân

huyện (1). Thực hiện đăng ký biến động đất đai; (2). Theo dõi, cập nhật, chỉnh lý vào hồsơ địa chính những biến động vềđất đai trên địa bàn huyện trong đó có đất nông nghiệp; (3). Chuyển thông tin địa chính sang cơ quan thuế để xác định nghĩa

vụ tài chính của người sử dụng đất; (4). Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; (5). Thực hiện thống kê đất đai; (6). Thực hiện dịch vụđo đạc lập bản đồđịa chính. Tuy nhiên, quá trình thực thi pháp luật về đất đai, với chức năng nhiệm vụ được giao, mặc dù đã có nhiều cố gắng song việc chỉnh lý biến động chưa được thực hiện

thường xuyên, kịp thời, chưa đồng bộ làm ảnh hưởng đến công tác QLNN về đất

đai, nhất là đất nông nghiệp khi thực hiện chuyển mục đích chưa được cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên dẫn đến một số khu vực bị phá vỡ quy hoạch, ảnh

hưởng đến việc đầu tư, phát triển sản phẩm nông nghiệp.

Công chức địa chính xã: Thực hiện nhiệm vụ QLNN vềđất đai trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của phòng Tài nguyên và Môi trường. Công

chức địa chính có nhiệm vụ sau: (1). Tuyên truyền, phổ biến pháp luật vềđất đai (2). Hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân lập hồsơ giao đất, chuyển mục đích sử

dụng đất, cấp GCN và đăng ký biến động đất đai; (3). Xác nhận vào hồ sơ của

người sử dụng đất; (4). Tham gia thực hiện thống kê đất đai; (5). Tham gia hoà

giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn; (6). Xử lý các vi phạm về pháp luật đất đai theo thẩm quyền; (7). Quản lý dấu mốc đo đạc và mốc

địa giới; bảo quản tư liệu về đất đai, bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính; (8). Báo cáo tình hình quản lý đất đai theo quy định. Tuy nhiên, trong thời gian qua trên địa bàn một số xã vẫn còn tình trạng sử dụng đất không đúng QH, KH được duyệt, sử

dụng đất sai mục đích, tự ý chuyển mục đích chưa được cơ quan có thẩm quyền

cho phép hoặc không thực hiện đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.

Bảng 4.21. Đánh giá về năng lực của cán bộ quản lý trên địa bàn

Chỉtiêu đánh giá Tổ chức Hộgia đình

Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

Tổng số 05 100 90 100

Rất tốt - - 01 0,01

Tốt 04 80 76 84,5

Trung bình 01 20 13 14,4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua điều tra mức độ đánh giá của các cán bộ quản lý nhà nước, doanh

nghiệp và người dân (bảng 4.21) cho thấy chính sách đất đai trong thời gian qua

trên địa bàn là cơ bản đồng bộ và phù hợp, trong đó: Tốt chiếm 80%, trung bình

chiếm 20%, kém chiếm 0%, rất kém chiếm 0%.

4.2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

* Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý của mỗi một khu vực tạo nên sự khác biệt vềđiều kiện tự nhiên

như địa hình, khí hậu, đất đai sẽ là yếu tố quyết định đến khảnăng, hiệu quả của việc sử dụng đất. Những khu vực có vị trí thuận lợi cho sản xuất, xây dựng nhà ở

và các công trình thì biến động sử dụng đất diễn ra mạnh hơn.

Với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi với cao nguyên Nà Sản với nhiều phiêng bãi tương đối bằng phẳng để sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế

cao phù hợp với nhiều mô hình sản xuất cây ăn quả chất lượng cao, mô hình chăn

nuôi, có 6,4 km đường biên giới và trục quốc lộ 6 chạy qua đã giúp cho huyện

Mai Sơn có điều kiện thuận lợi hơn trong sản xuất nông nghiệp và giao lưu, trao đổi sản phẩm hàng hoá nông sản trên địa bàn.

Khí hậu có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến SXNN và điều kiện sống

của con người, là một trong các nhân tố liên quan đến sự hình thành đất và hệ

sinh thái, vì thế nó ảnh hưởng đến sử dụng đất và biến động đất đai. Có ảnh

hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản. Việc chuyển đổi từđất trồng cây hàng năm sang nuôi trồng thủy sản, ngoài lý do nhu cầu của thị trường và giá cả, nếu điều kiện khí hậu thuận lợi sẽ thúc đẩy người dân chuyển đổi sản xuất và ngược lại. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất theo nhiều cách khác nhau. Các hiện tượng lũ lụt, hạn hán, sự thay

đổi về nhiệt độvà độẩm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và SXNN.

Địa hình và thổ nhưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển đổi sử dụng

đất trong nội bộ đất nông nghiệp hoặc từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Những khu vực núi cao, độ dốc lớn biến động sử dụng đất, lớp phủ ít xảy ra. Những nơi có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ thì kinh tế phát triển, nhu cầu đất đai chocác ngành tăng cao do vậy biến động sử dụng đất, lớp phủ xảy ra với tần suất cao hơn.

Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sông ngòi, ao, hồ... sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu sử dụng

đất. Vì vậy ở những khu vực gần nguồn nước biến động sử dụng đất và lớp phủ diễn ra mạnh hơn. Ngoài ra các tai biến thiên nhiên như cháy rừng, sâu bệnh, trượt lởđất,

lũ lụt, khô hạn ... cũng tác động đến biến động sử dụng đất.

Quá trình biến đổi khí hậu tác động đến địa bàn huyện có hai nhân tố là

nhiệt độ và lượng mưa ảnh hưởng lớn đến cân bằng nước trên quy mô lãnh thổ

và theo mùa, đồng thời dẫn đến việc xuất hiện với tần xuất ngày càng dày hiện

tượng hạn hán kéo dài, lũ lụt có quy mô và diễn biến ngày càng phức tạp gây

thiệt hại lớn đến canh tác nông nghiệp, các công trình cơ sở hạ tầng, tài sản và tính mạng của người dân. Những năm gần đây nhiệt độ không khí trung

bình/năm có xu hướng tăng hơn 20 năm trước đây từ 0,50C - 0,60C; lượng mưa

trung bình năm có xu hướng giảm; độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm,

Do tình hình khô hạn kéo dài vào mùa đông, cộng với gió Tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3 - 4) đã gây không ít khó

khăn cho sản xuất và đời sống của một số vùng trong huyện. Sương muối, mưa

đá, lũ quét cũng là những nhân tố gây bất lợi cho sản xuất, đời sống. Việc sử

dụng đất do tác động của nhiệt độ tăng, mưa hạn chếđất trở nên khô cứng, mất

nước, giảm độlý hoá; ngược lại mưa lớn gây ngập úng cục bộ trong thời gian sản xuất làm chuyển đổi cơ cấu nội bộđất diễn ra theo chiều hướng bất lợi.

Thiệt hại trực tiếp đối với diện tích thuộc các nhóm đất: đất xản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp khác do bị xói mòn, rửa trôi, sạt lở, bồi lấp.

- Sựthay đổi cân bằng nước, cân bằng nhiệt và hiện tượng hạn hán kéo dài kết hợp với diện tích các nhóm đất nông nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng chủ

yếu trên đất dốc dẫn đến sự suy giảm năng suất canh tác nông nghiệp đặc biệt là diện tích đất nương rẫy trồng cây hàng năm (trồng ngô, sắn).

- Chất lượng đất (thoái hoá, bạc màu, xói mòn, rửa trôi….) phổ biến ở

vùng đồi núi huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La làm cho quỹđất và cân bằng sinh thái

bị phá vỡ nghiêm trọng. Theo kết quảđiều tra, thoái hoá đất lần đầu trên địa bàn

huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (2017):

Diện tích đất bị xói mòn: Trong tổng diện tích điều tra 134.528 ha có

59.059 ha đất bị xói mòn, chiếm 43,90% diện tích điều tra. Diện tích đất bị xói mòn chia theo mức độ, loại hình sử dụng đất và cấp độ dốc như sau:

Bảng 4.22. Diện tích đất bị xói mòn của huyện Mai Sơn

Số TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Diện tích điều tra 134.528

I Diện tích không bị xói mòn 75.019

II Diện tích bị xói mòn 59.509 100

1 Diện tích bị xói mòn mạnh 40.348 67,8

2 Diện tích bị xói mòn trung bình 7.200 12,1

3 Diện tích bị xói mòn nhẹ 11.961 20,1

Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La (2017)

- Theo loại hình sử dụng đất: có 23.277 ha đất sản xuất nông nghiệp (100%

ha đất chưa sử dụng bị xói mòn do mưa, tập trung nhiều ở các xã Chiềng Mung,

Mường Bon, Chiềng Chung, Chiềng Ban,...

Nhìn chung, trên địa bàn huyện Mai Sơn đất bị xói mòn mạnh xuất hiện chủ

yếu trên các khu vực có độ dốc lớn (chủ yếu có độ dốc > 250), thảm thực vật che

phủ thấp (đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác, khu vực đã chuyển đổi từ đất

rừng sang trồng ngô) hoặc không có thảm thực vật che phủ (đất chưa sử dụng tập trung nhiều ở các xã Chiềng Nơi, Phiêng Pằn, Chiềng Chung..).

- Địa điểm: xã Mường Bằng

- Loại đất: Đất rừng sản xuất - Biểu hiện: khu vực đất có độ dốc cao, bề mặt đất xuất hiện nhiều khe rãnh, thảm thực vật bị suy giảm (khai thác đất rừng sang trồng cà phê)

Hình 4.6. Đất bị xói mòn mạnh trên địa bàn huyện Mai Sơn

Nguồn: Báo cáo SởTài nguyên và Môi trường (2017)

Diện tích đất bị khô hạn: Trong tổng diện tích điều tra 134.528 ha, trong đó có

65.452 ha đất bị khô hạn, chiếm 48,65% diện tích điều tra. Diện tích đất bị khô hạn chia theo mức độ, loại hình sử dụng đất như sau:

Bảng 4.23. Diện tích đất bị khô hạn của huyện Mai Sơn

Số TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Diện tích điều tra 134.528,0

I Diện tích không bị khô hạn 69.077,0

II Diện tích bị khô hạn 65.452,0 100

1 Diện tích khô hạn nhẹ 451,0 0,7

2 Diện tích khô hạn trung bình 8.961,0 13,6

3 Diện tích khô hạn nặng 56.085,0 85,7

Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La (2017)

- Theo loại hình sử dụng đất: có 23464 ha đất sản xuất nông nghiệp, 12.906

- Địa điểm: xã Mường Bằng - Loại đất: đất nương rẫy trồng

cây hàng năm khác (mía).

- Biểu hiện: bề mặt đất khô và cứng, khu vực không được tưới

Hình 4.7. Đất bị khô hạn nặng trên địa bàn huyện Mai Sơn

Nguồn: Báo cáo SởTài nguyên và Môi trường (2017)

Suy giảm độ phì: Trong tổng diện tích điều tra 134.528 ha có 43.299 ha

đất bị suy giảm độ phì, chiếm 32,19% diện tích điều tra. Diện tích đất bị suy giảm độ phì chia theo mức độ, loại hình sử dụng đất và theo cấp độ dốc như sau:

Bảng 4.24. Diện tích suy giảm độ phì huyện Mai Sơn

Số TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Diện tích điều tra 134.528,0

I Diện tích không bị suy giảm độ phì 91.229,0

II Diện tích bị suy giảm độ phì 43.299,0 100

1 Diện tích suy giảm độ phì nhẹ 15.299,0 35,3

2 Diện tích suy giảm độ phì trung bình 21.147,0 48,9

3 Diện tích suy giảm độ phì nặng 6.853,0 15,8

Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La (2017)

Theo loại hình sử dụng đất: có 21.809 ha đất sản xuất nông nghiệp (đất

nương rẫy trồng cây hàng năm khác), 8.673 ha đất lâm nghiệp và 12.817 ha đất

đồi núi chưa sử dụng bị suy giảm độ phì.

Diện tích bị thoái hoá: Trong tổng diện tích điều tra 134.528 ha có 65.452 ha bị thoái hóa, chiếm 48,65% diện tích điều tra của huyện. Diện tích đất bị thoái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)