Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Mai Sơn là một huyện thuộc tỉnh Sơn La, cách trung tâm thành phố Sơn La

35 km. Dân cư sống tập trung trong từng cụm bản, chủ yếu là người dân tộc

Thái. Đời sống dân cư chủ yếu là canh tác nông nghiệp (trồng lúa, ngô, mía, cà

phê và cây ăn quả) và đánh bắt cá trên sông Đà và các lưu vực sông, suối. Huyện

Mai Sơn có 22 đơn vị hành chính cấp xã. Trên cơ sởđặc điểm phát triển kinh tế -

xã hội cũng như tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp tại các xã, tác giả lựa chọn điều tra các hộ tại 05 xã đại diện cho các mức độ quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của huyện làm điểm nghiên cứu, bao gồm:

Xã Cò Nòi: là xã có diện tích đất trồng ngô lớn, hệ thống giao thông thuận lợi, đất đai màu mỡ, tỷ lệ hộ sử dụng đất nông nghiệp lớn, đồng thời là xã có các hộ nhận khoán của Công ty TNHH Một thành viên Nông nghiệp Tô Hiệu.

Xã Chiềng Sung: Hệ thống giao thông kém thuận lợi hơn, tỷ lệ hộ sử dụng

đất nông nghiệp lớn, đồng thời là xã có các hộ nhận khoán của Công ty TNHH Một thành viên Nông nghiệp Tô Hiệu.

Xã Mường Bằng: Là xã có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, chủ yếu tập trung là đất trồng cây hàng năm, đời sống nhân dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp.

Xã Nà Bó: Là xã có nhiều đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống và canh tác sản xuất nông nghiệp là chính.

Xã Hát Lót: Là xã có nhiều diện tích cây ăn quả chất lượng cao đang phát

triển trên địa bàn huyện và có biến động nhiều vềđất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)