Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 38 - 42)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sơ thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của một số địa

phương ở Việt Nam

2.2.2.1. Thành phố Hà Nội

Theo Bùi Tuấn Anh (LA 2015, Tr 41), công tác lập QH, KHSDĐ của Thị xã

Sơn Tâyđã được chú trọng. Hồsơ địa chính đang từng bước được hình thành. Nhân

đai ít xảy ra. Công tác giao đất cho thuê đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính vềđất đã được triển khai theo đúng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Cơ chế, chính sách đang trong quá trình bổ sung và hoàn thiện tạo nên những mâu thuẫn, đặc biệt là giá trị quyền sử dụng đất, mối quan hệ giữa sở hữu và sử dụng đất đai còn chưa rõ trong việc định giá đất. Hệ

thống hồ sơ địa chính được lưu trữ qua các thời kỳở một số nơi không đầy đủ và thiếu đồng bộ, quá trình cập nhật biến động sử dụng đất không kịp thời, gây khó

khăn cho chính quyền địa phương khi xác định nguồn gốc đất và quá trình sử dụng

đất để làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Thêm vào

đó, việc chuyển đổi đất SXNN để phục vụ cho mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị hoá còn là vấn đề‘nóng” trong quá trình CNH, HĐH.

Mặt khác do chủ đầu tư chưa chuẩn bị đủ các điều kiện, đặc biệt là thiếu nguồn vốn để triển khai thực hiện dựán, năng lực thực hiện dự án của chủđầu tư

yếu. Một số tổ chức, cá nhân chưa thực sự coi trọng hiệu quả sử dụng đất đã dẫn

đến sử dụng đất sai mục đích, gây lãng phí đất, vi phạm quy hoạch được phê duyệt. Trong quá trình sử dụng đất một số tổ chức, doanh nghiệp còn coi nhẹ việc bảo vệ cảnh quan môi trường dẫn đến ô nhiễm đất, hủy hoại đất. Trong sản xuất nông nghiệp thiếu các giải pháp đồng bộnhư chưa giải quyết tốt giữa khai thác sử

dụng với cải tạo đất, giữa sản xuất với tiêu thụ và chế biến sản phẩm, giữa mục

đích kinh tế với bảo vệmôi trường sinh thái ... đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử

dụng đất trên địa bàn. Nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề tồn tại nêu trên là ở

một sốđịa phương công tác quản lý đất đai vẫn còn lỏng lẻo và bất cập; nhận thức

vềchính sách đất đai trong nhân dân không đồng đều, ý thức của người sử dụng

đất chưa cao, chưa chấp hành nghiêm pháp luật đất đai.

2.2.2.2. Tỉnh Phú Thọ

Theo TạPhúc Sơn (LV 2015, Tr 52, 53): Trong những năm qua việc lập QH, KH sử dụng đất trên địa bàn huyện được triển khai đồng bộ, đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm

(2011 - 2015) theo quy định của pháp luật làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất. Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử

dụng đất trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọnhư sau: Thực hiện Nghịđịnh

64/CP, ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ về việc ban hành văn bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộgia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào

mục đích sản xuất đất nông nghiệp; Nghị định 88/CP, ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị; Nghị định 84/2008/NĐ-CP, ngày

25 tháng 5 năm 2008 của Chính phủquy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai;

Nghị định 60/CP, ngày 5 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị; Nghị định 85/CP ngày 17 tháng 12 năm1996 của Chính phủ quy định việc thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức

trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và Chỉ thị 245/TTg, ngày 22 tháng 4

năm 1996 của Thủtướng Chính phủ, Nghị định số69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8

năm 2009 của Chính phủquy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi

đất, bồi thường, hỗ trợvà tái định cư... Đến nay huyện đã thực hiện giao cho các đối

tượng sử dụng và quản lý 9.769,11 ha, chiếm 100% diện tích tự nhiên toàn huyện.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Mai Sơn trong quản lý nhà

nước vềđất nông nghiệp

Từ thực tế sử dụng đất nông nghiệp của Trung Quốc, Malaysia, Thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Mai

Sơn, tỉnh Sơn La như sau:

- Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của huyện Mai

Sơn đã được quan tâm thực hiện, cơ bản đảm bảo theo đúng trình tự và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt.

- Nhận thức vềchính sách đất đai của người sử dụng đất không đồng đều dẫn

đến một số tổ chức, cá nhân chưa thực sự chấp hành tốt quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành như sử dụng sai mục đích, hiệu quả sử dụng đất

chưa cao. Công tác quản lý đất đai ở một số xã còn hạn chế nhất định, chưa kiên

quyết, kịp thời trong xử lý vi phạm.

- Để khắc phục những hạn chế trong quản lý nhà nước vềđất đai cần phải có giải pháp cụ thể vềchính sách đất đai (cơ chế, chế tài, công tác tuyên truyền, phổ

biến giáo dục pháp luật), đẩy mạnh vai trò của Nhà nước, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất như:

- Tiếp tục tăng cường chính sách quản lý đất nông nghiệp chặt chẽ, có hiệu quả, đảm bảo sản xuất theo hướng bền vững.

- Tăng cường công tác lập QH, KHSDĐ, nhất là quy hoạch các vùng sản xuất tập trung đối với cây trồng chủ lực (chè, mía, cà phê, cây ăn quả, rau sạch …). - Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật về đất đai; Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trình độ

chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ.

- Thực hiện đo đạc địa chính, cấp GCN, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo hướng hiện đại hoá nhằm tăng cường năng lực cho quản lý nhà nước vềđất đai.

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, thu hồi và xửlý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật vềđất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp.

Để đạt được chỉ tiêu sử dụng đất bền vững thì công tác quản lý sử dụng đất phải đảm bảo các vấn đề sau:

- Sử dụng đất phải theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt; khai thác đất một cách khoa học, bền vững.

- Phải bảo vệđược nguồn tài nguyên rừng, đảm bảo độ che phủ thích hợp đối với từng vùng sinh thái để hạn chếsuy thoái đất.

- Đẩy mạnh các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, sử dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ, phù hợp.

- Sử dụng giống cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu, thổnhưỡng... đối với từng vùng. Phát triển chăn nuôi đại gia súc tại các vùng trọng điểm.

- Mở rộng hệ thống trồng trọt, chăn nuôi phải đi kèm với các cơ sở chế biến sau thu hoạch để giảm thiểu việc vận chuyển nguyên liệu thô, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.

- Từng bước cải thiện cơ sở hạ tầng vùng núi, hoàn thành công tác giao đất giao rừng, phát triển văn hóa xã hội khu vực đồi núi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)