Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của huyện Mai Sơn
3.1.3.1. Thuận lợi
- Có vị trí nằm cách không xa thành phố Sơn La (35 km) nằm trong cụm tam giác kinh tếMai Sơn - Thành phốSơn La - Mường La, trên địa bàn huyện có 04 tuyến tỉnh lộ chạy qua và tuyến giao thông đường thuỷ (Cảng Tà Hộc) trên
Sông Đà chạy qua, Có 6,4 km giáp với bản Nà Noong, huyện Xiềng Khọ - tỉnh
Hủa Phăn nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, tại địa phận bản Đen và bản
Pẻn thuộc xã Phiêng Pằn là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ hội cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, kinh tế chính trịvà thu hút đầu tư.
- Đất đai phì nhiêu với các phiêng bãi tương đối bằng phẳng của cao nguyên Nà Sản, khí hậu thuận lợi, tương đối mát mẻ, nguồn nước dồi dào tạo
cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Quỹ đất còn khá lớn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụđô thị, cơ sở hạ tầng. Huyện có 01 khu công nghiệp thuận lợi cho phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà máy
như (điện mặt trời, sản xuất phân bón vi sinh, tinh bột sắn, sang triết gas, nhựa
đường nhũ tương…).
- Nguồn lao động dồi dào với trên 65 nghìn lao động trong độ tuổi, nhân dân có truyền thống cần cù, sáng tạo là lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực (tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản).
- Hạ tầng giao thông phát triển tương đối đồng bộ cả về đường bộ, đường
sông, đường hàng không tạo được mối liên kết với các huyện, tỉnh khác; hạ tầng về thủy lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông,… có tốc độ phát triển khá, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Nhiệm vụ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
trong điều kiện đặc thù của huyện đa dạng vềvăn hoá, tôn giáo được thực hiện tốt, bảo đảm môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.3.2. Khó khăn
- Tốc độ phát triển đô thị hoá diễn ra nhanh và phức tạp làm cho công tác quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn như việc chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng khu công nghiệp, dịch vụ, thương mại, khu dân cư.... làm giảm mạnh diện
tích đất sản xuất nông nghiệp.
- Tập quán canh tác luân canh ở một số xã vùng cao của huyện có ảnh
hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng đất, hệ số sử dụng đất. Những vùng thấp dọc quốc lộ 6, dọc Sông Đà diện tích đất nông nghiệp đã được tận dụng tối đa đưa
vào sử dụng, phát huy được thế mạnh về SXNN của huyện.
- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm, chưa tạo
được đột phá trong phát triển công nghiệp, dịch vụ; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.
- Quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
mới, thiết bị hiện đại vào sản xuất công nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự hình
chuỗi tiêu thụ, chưa có sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tếđể tạo nguồn thu cho ngân sách; hàng hóa giá trị còn thấp,
chưa tạo thương hiệu sản phẩm.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU