Diện tích đất nông nghiệp của các nông trường ở huyện Mai Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 62 - 65)

Đơn vị tính: ha

Số

TT Chỉ tiêu Công ty cổ phần nông nghiệp Chiềng Sung

Công ty TNHH NN MTV nông nghiệp Tô Hiệu Tổng diện tích 194,91 2.106,9

1 Đất trồng cây hàng năm 120,13 981,5

2 Đất trồng cây lâu năm 73,5 62,5

3 Đất ao 3,6

4 Đất nông nghiệp khác 138,6

5 Đất phi nông nghiệp 1,28 1,99

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2015)

Với tiềm năng phát triển nông nghiệp của huyện, năm 2017, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 38.159,31 ha, trong đó: Cây lúa 5.048,6 ha,

đưa tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 106,87 nghìn tấn vào năm 2017,

tăng 7,09 nghìn tấn so với năm 2011 (99,81 nghìn tấn). Ngoài hai cây lương

thực chính là lúa và ngô, huyện còn chỉ đạo nông dân khai thác các đất quỹ đất phát triển các mô hình trồng rau củ quả an toàn theo quy trình VietGap

như nhãn, thanh long ruột đỏ, na, xoài Úc, Đài Loan, táo lai…Với gần 1.500

ha cây ăn quả, năm 2016 huyện Mai Sơn đạt sản lượng trên 2.400 tấn quả.

Bảng 4.4. Một số kết quả sản xuất sản phẩm nông nghiệp chính giai đoạn 2011-2017 Năm Thóc (nghìn tấn) Ngô (nghìn tấn) Cà phê (tấn) Chè búp tươi (tấn) Mía cây (tấn) Đỗ Tương (tấn) Quả các loại (tấn) 2011 11,3 88,5 2.958,0 553,4 220.352,0 2.818,3 6.713,4 2017 16,1 95,7 4.587,0 158,4 286.700,0 2.135,0 8.173,5 So sánh + 4,8 +7,2 + 1.629 - 395 + 66.348 - 683,3 + 1.460,1

Nguồn: Phòng Tài chính- kế hoạch huyện Mai Sơn (2018)

4.1.2. Thực trạng quản lý nhà nước vềđất nông nghiệp trên địa bàn huyện

4.1.2.1. Tình hình tổ chức triển khai các văn bản pháp luật về đất đai

hành, trong những năm qua, UBND tỉnh Sơn Lađã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hoá quy định của Luật Đất đai theo phân cấp như Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 về việc Quy định cụ thể một sốđiều của Luật

Đất đai năm 2013 và Nghịđịnh số43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của

Chính phủ vềquy định chi tiết thi hành một sốĐiều của Luật Đất đai; Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 về việc quy định một số nội dung về bồi

thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La;

Quyết định số3600/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 (được thay thế bởi Quyết định số

19/2017/QĐ-UBND ngày 03/7/2017) về việc ban hành bảng giá các loại đất giai

đoạn 2015 – 2019 trên địa bàn tỉnh, áp dụng từ ngày 01/01/2015; Quyết định số

14/2017/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 về việc quy định đơn giá bồi thường nhà cửa,

vật kiến trúc, cây cối hoa màu và chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên

địa bàn tỉnh Sơn La... UBND huyện Mai Sơn đã triển khai tập huấn Luật Đất đai

năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Toàn huyện đã triển khai 45 hội

nghị lồng ghép tuyên truyền về Luật Đất đai với khoảng hơn 2.500 lượt người tham gia học tập (UBND huyện Mai Sơn tổ chức 02 Hội nghị cấp huyện với 200

người tham gia đối tượng là lãnh đạo các cơ quan đơn vị của huyện, Chủ tịch UBND, cán bộ địa chính các xã, thị trấn, cán bộ phòng TN&MT, Chi nhánh

VPĐKĐĐ; còn lại triển khai tại các xã, thị trấn). Các xã, thị trấn đều có tủ sách pháp luật trong đó có các đầu sách liên quan đến Luật Đất đai để nhân dân tìm hiểu. Quá trình thực thi Luật đất đai, nhất là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thường xuyên phải tuyên truyền vận động người dân thi hành pháp luật.

Bên cạnh đó, với chủtrương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, UBND tỉnh Sơn

La đã ban hành các văn bản triển khai đề án trồng cây ăn quả trên đất dốc: Quyết

định số2505/QĐ-UBND ngày 27/10/2013 ban hành Kế hoạch hành động của tỉnh

Sơn La triển khai thực hiện Đềán “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 575/QĐ-UBND ngày 25/3/2014 về việc ban hành Kế hoạch hành động của tỉnh Sơn La triển khai thực

hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”; Quyết định số 2271/QĐ-UBND ngày

27/8/2014 Phê duyệt kế hoạch thực hiện đềán tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trịgia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định số3148/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 về việc ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai

thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 theo

Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn; Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 Ban hành kế

hoạch triển khai thực hiện Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 – 2020. Trên

cơ sởđó, UBND huyện Mai Sơn đã tổ chức triển khai thực hiện đề án bước đầu đã được sự tham gia, ủng hộ của nhân dân.

Nhìn chung, quá trình thực hiện chính sách đất đai, trong đó có đất nông

nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn đã đạt được nhiều thành tựu như tăng sản

lượng lương thực, tái cơ cấu sản xuất. Các văn bản pháp luật đều được huyện

quan tâm triển khai thực hiện, vềcơ bản đã phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhận thức của người sử dụng đất được tăng lên, đất đai được sử dụng có hiệu quảhơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ

quản lý đất đai trên địa bàn cho thấy: Hệ thống văn bản pháp luật đã ban hành

tương đối đồng bộ song có văn bản nội dung còn bất cập, chồng chéo, chưa phù

hợp với tình hình thực tế tại địa phương như: Luật đất đai chưa quy định phân cấp cho UBND cấp huyện thực hiện công tác bồi thường GPMB nên có dự án còn chậm tiến độ, chưa phân cấp cho tỉnh quy định diện tích tối thiểu tách thửa

đất nông nghiệp...., việc quy định các dự án thu hồi theo điều 61, 62 Luật đất đai

có sử dụng ngân sách nhà nước phải được ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch

không đáp ứng được, không thu hút được nhà đầu tư, ảnh hưởng đến việc thực

hiện các dự án. Về nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách đất đai cho thấy 63,3% cán bộ cho rằng chính sách đất đai chưa phù hợp với thực tế của địa

phương, như chính sách về bồi thường GPMB, hạn mức giao đất trồng cây hàng

năm thấp làm cho việc tổ chức thực hiện của huyện còn gặp khó khăn. Bên cạnh

đó, chính sách còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, đặc biệt là một sốvăn bản mới bổ sung càng khó khăn hơn trong quá trình tổ chức thực hiện như việc quy định phải cấp GCN mới đối với thửa đất có diện tích tăng thêm rồi mới tiến hành cấp đổi;

có 53,3% đánh giá chưa có cơ chế tích tụ đất đai, 56,7% đánh giá thủ tục cấp

Giấy chứng nhận còn rườm rà gây khó khăn, kéo dài thời gian cấp GCN…những

vướng mắc về tranh chấp đất đai, thừa kế, chuyển nhượng đối với đất nông nghiệp. Tình trạng sử dụng đất trái phép, không đúng mục đích nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

Bảng 4.5. Đánh giá sự phù hợp của chính sách quản lý đất đaiSố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)