Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 28 - 32)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Trong thực tế, có nhiều yếu tốảnh hưởng đến quản lý nhà nước vềđất nông nghiệp, trong nghiên cứu này, đề cập một số yếu tố sau:

2.1.4.1. Cơ chế, chính sách và pháp luật

Cơ chế chính sách bao gồm Hiến pháp, Pháp luật và các văn bản hướng dẫn

thi hành, đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng... Chính sách có vai trò vô cùng

to lớn đối với công tác quản lý nhà nước nói chung, công tác QLNN vềđất nông

nghiệp nói riêng. Cơ chế, chính sách có tác động tới mọi mặt của quá trình QLNN, đồng thời cũng là công cụ quản lý nhà nước. Chính sách kịp thời, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn mới thúc đẩy được sự phát triển KT-XH. Cơ chế, chính sách ở đây không chỉ gói gọn trong phạm vi đất nông nghiệp mà là chính

sách trên tầm vĩ mô nói chung, bởi đất nông nghiệp vốn rất nhạy cảm, có nhiều yếu tốtác động hoặc bịảnh hưởng trong quá trình sử dụng đất.

Cùng với quá trình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, các chính sách hỗ trợ

kỹ thuật, khuyến nông, ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ, đầu tư vốn cho các khu công nghệ nông nghiệp cao, khu chế xuất cũng góp phần thay đổi tình hình sử

dụng đất nông nghiệp của các chủ thể. Ngoài ra còn các chính sách khác như

chính sách xã hội cũng có ý nghĩa rất lớn, nhất là những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đời sống phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp, chính sách xã hội, xoá

đói, giảm nghèo tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng đã góp phần không nhỏ vào việc tăng cường sử dụng

đất rừng bền vững.

Theo Luật đất đai năm 2013, việc Nhà nước đảm bảo đối với người sử dụng

đất; trách nhiệm của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người trực tiếp SXNN nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộgia đình, cá

nhân từ 20 năm lên 50 năm, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất, cho phép hộgia đình, cá nhân tích tụ với diện tích lớn hơn (không quá 10 lần hạn

mức giao đất nông nghiệp) đã góp phần không nhỏgiúp người sử dụng đất nông

nghiệp yên tâm, đầu tư vào sản xuất, ổn định đời sống.

Chính sách đất đai luôn là cơ sở để quản lý nhà nước, điều tiết và phân bổ

đất đai, đưa đất đai vào sử dụng có hiệu quả, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, khai thác, sử dụng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thực tế, chính sách đất đai ở

Việt Nam ngày càng quy củhơn, việc quản lý và sử dụng đất đai ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, bất cập, việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp chưa chặt chẽ và chồng chéo trong cơ chế, chính sách làm hạn chế vai trò quản lý của nhà nước, gây lãng phí, thất thoát đất và bức xúc trong nhân dân. Vì vậy, chính sách đất đai cần đáp ứng một số yêu cầu sau: (1). Phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; (2). Đảm bảo tính nhất quán quan điểm sở hữu toàn dân vềđất đai; mở rộng quyền và nghĩa vụ của

người sử dụng đất; đảm bảo hài hoà giữa lợi ích nhà nước và người sử dụng đất; (3). Mang tính chiến lược phù hợp với định hướng phát triển kinh tế.

Theo Nguyễn Quốc Ngữ (2014): Tác động của chính sách pháp luật đất đai đến phát triển kinh tế - xã hội: “Chính sách, pháp luật về đất đai với tầm ảnh

phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Hơn 10 năm qua, thông qua việc phân bổ, sử dụng đất đã tạo được nhiều việc làm, ổn định đời sống cho người dân thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, chuyển quỹđất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Chính sách bồi thường, hỗ trợvà tái định cư do

Nhà nước thu hồi đất đã góp phần ổn định đời sống hàng trăm nghìn lượt hộ nông

dân, thông qua chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi ngành nghề, giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư”.

Chính sách đất đai nhà ởtác động đến tăng trưởng kinh tế, có tác dụng biến hiện vật đất đai nhà ở thành giá trị tạo ra ngân sách, nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế và kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan, nâng cao hiệu

quả sử dụng đất đai (Nguyễn Văn Sửu, 2009; Phương Ngọc Thạch, 2008; Ngân

hàng thế giới, 2004). Kinh nghiệm của các nước cho thấy chính sách đất đai không đúng đắn có thể mang lại bất lợi nặng nềđối với phát triển kinh tế-xã hội. Sự thất bại về chính sách đất đai ở một số nước cho chúng ta nhiều bài học cần xem xét rút kinh nghiệm (Nguyễn Văn Sửu, 2009; Ngân hàng thế giới, 2004).

2.1.4.2. Tổ chức bộ máy, nguồn lực đội ngũ cán bộ QLNN về đất đai

Tổ chức bộmáy, năng lực đội ngũ cán bộ về quản lý đất đai của địa phương có tác động lớn đến công tác quản lý nhà nước về đất đai. Việc có bộ máy tổ

chức một cách đầy đủ, chất lượng, có sự phân công cụ thể, rõ ràng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sẽ tạo ra hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là việc giải quyết kịp thời những vướng mắc, bất cập trong quá trình quản lý, sử dụng đất giúp cho công tác QLNN vềđất

đai được tăng cường. Tuy nhiên, trong thực tế, bộ máy tổ chức và nguồn lực đội

ngũ cán bộ QLNN vềđất đai trên địa bàn huyện Mai Sơn còn thiếu và yếu, đặc biệt

là cấp xã, chưa đảm bảo yêu cầu trong công tác QLNN về đất đai. Vì vậy, muốn

quản lý đất đai chặt chẽ, có hiệu quảđòi hỏi tổ chức bộ máy QLNN vềđất đai phải phù hợp cơ cấu, đủ cán bộ, được đào tạo đúng chuyên ngành, có sự phân công về

quyền hạn và trách nhiệm cụ thể, rõ ràng. Cán bộ QLNN vềđất đai thường xuyên

phải được đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo đủnăng lực để giúp cho công tác QLNN về

đất đai có hiệu quả, kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình sử

dụng đất. Bên cạnh đó cần phải có các công cụ hỗ trợnhư việc đo đạc địa chính, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ sở dữ

liệu đất đai, giá đất… giúp cho công tác QLNN vềđất đai có hiệu quảhơn. Đặc biệt công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến

quyền lợi của người sử dụng đất, do đó phải nắm chắc diễn biến về giá đất trong từng khu vực, cùng với các thiết bị công nghệ giúp cho con người giảm tải được khối lượng lớn công việc mà lại đem hiệu quả cao trong quản lý. Mặt khác, cần có sựquan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan cấp trên và các Sở, ban ngành chức

năng, sự chấp hành pháp luật vềđất đai của người sử dụng đất.

2.1.4.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

a. Điều kiện tự nhiên của việc sử dụng đất nông nghiệp

Đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng có chế độ dinh dưỡng, thành

phần cơ giới, địa hình, địa mạo, xói mòn, độ phì… khác nhau, mỗi loại đất, mỗi khu vực phù hợp với một loại cây trồng, vật nuôi… Lượng sản phẩm nông nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào lực lượng lao động và vốn đầu tư nhất định; môi trường tựnhiên, độ màu mỡ của đất, địa hình, khí hậu, thời tiết… có thuận lợi hay không.

b. Kinh tế - xã hội

Cùng với sự phát triển đô thị hoá, nhu cầu sử dụng đất cho mục đích phi

nông nghiệp là rất lớn, vềcơ bản phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao

động, cơ cấu đầu tư, tạo bước đi phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao

động, cơ cấu đầu tư, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

trong thời kỳđẩy mạnh CNH, HĐH.

Việc giải quyết các vấn đề xã hội là một trong những chủ trương và giải pháp lớn để phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung, của một địa phương

nói riêng. Chính sách, pháp luật về đất đai với tầm ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội đã có những đóng góp tích cực trong việc giữ vững ổn

định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội; đã tạo được nhiều việc làm, ổn định đời

sống cho người dân thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công

nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch quỹđất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Đặc biệt là chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã

góp phần ổn định đời sống của người có đất bị thu hồi. Quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được đảm bảo thông qua các chính sách, pháp luật và tổ

chức thực hiện các quy định về công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất; phương án bồi thường, hỗ trợvà tái định cư; thủ tục hành chính ....

Việc thực hiện chương trình “xóa đói, giảm nghèo” thông qua các chính sách

hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho các hộ dân tộc thiểu sốnghèo, đời sống khó

nghiệp; chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất và chính sách miễn, giảm các loại thuếliên quan đến đất đai cho

các hộnghèo; đưa nước ta từnước nghèo trởthành nước có thu nhập trung bình.

Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, người

có thu nhập thấp, học sinh, sinh viên,…. thông qua chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuế, phí, lệ phí và các chính sách khác có liên quan.

Trong công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã đáp ứng

cơ bản quỹ đất để xây dựng các công trình y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, thể

dục - thể thao; xây dựng các khu xử lý chất thải, rác thải, đặc biệt là tại các đô thị, khu vực phát triển nông nghiệp; có kế hoạch và giải pháp khuyến khích nhân dân bảo vệ rừng, trồng rừng phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc nhằm giảm nguy

cơ xói mòn, rửa trôi đối với đất đai, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu. Mặt khác, việc tiếp tục thực hiện chính sách giao đất nông nghiệp ổn định

lâu dài đã khuyến khích người dân yên tâm đầu tư cải tạo, bồi bổđất giảm nguy cơ

suy thoái và ô nhiễm đất nông nghiệp, góp phần bảo vệđược môi trường sinh thái.

2.1.4.4. Ý thức và nhận thức của người dân

Quá trình sử dụng đất, việc chấp hành tốt các quy định của Luật Đất đai sẽ

góp phần nâng cao công tác QLNN về đất đai, đất đai được sử dụng hợp lý, có hiệu quả.

Thực tiễn cho thấy, nhận thức của người dân, tổ chức (gọi chung là người sử dụng đất) từng bước được phát triển theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Hầu hết người sử dụng đất mới nhìn thấy lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân trong sử dụng đất mà chưa thấy được lợi ích lâu dài, lợi ích cộng đồng, do vậy quá trình khai thác, sử dụng đất nông nghiệp vẫn còn xảy ra như: Vấn đề đốt nương làm rãy, canh tác trên đất dốc, nạn chặt phá rừng làm nương rãy, chuyển đổi mục

đích sử dụng đất một cách tuỳ tiện từ sản xuất nông nghiệp sang đất ở, đất xây dựng… phá vỡ tiến trình sử dụng đất khoa học và bền vững, ảnh hưởng nặng nề

đến chống xói mòn và môi trường sinh thái đầu nguồn cũng như cảnh quan thiên

nhiên, cấu trúc đô thị (Nguyễn Ngọc Lưu, 2006). Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)