Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
4.1.3. Đánh giá chung kết quả quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên
trên địa bàn huyện Mai Sơn
Để thực hiện tốt quy định của Luật Đất đai, trong những năm qua, huyện Mai
Sơn đã quan tâm trú trọng công tác tuyên truyển, phổ biến và tổ chức thực hiện
các quy định của pháp luật vềđất đai. Công tác QH, KH sử dụng đất được lập đã
có hiệu quả tích cực, góp phần đưa công tác quản lý đất đai trên địa bàn tiếp tục
đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng, tạo lập
cơ sở hành lang giúp cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất dần đi vào hệ thống, hạn chế nhiều tình trạng giao, thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất tùy tiện, chồng lấn, đặc biệt là kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã tạo lập cơ sở khoa học, tin cậy trong việc quản lý, sử dụng đất. Tuy nhiên, chất
lượng hồ sơ lập chưa cao, việc quản lý và thực hiện theo quy hoạch chưa chặt
chẽ, dẫn đến kết quả thực hiện đạt tỷ lệđồng nhất thấp so với các chỉ tiêu, nhiệm vụ QH, KH được duyệt. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất đã được quan tâm, cấp 16.616 GCNQSD đất lần đầu cho các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích đã cấp cho đất sản xuất nông nghiệp là 18.716,9 ha. Vềcơ bản, việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản
hướng dẫn thi hành. Hồ sơ địa chính đang từng bước được củng cố hình thành (đang triển khai thực hiện dự án tổng thể lập hồsơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ
liệu đất đai). Công tác cấp GCN đạt 96% diện tích cần cấp giúp cho người sử
dụng đất khẳng định quyền làm chủ của mình, yên tâm đầu tư vào đất, nâng cao
hiệu quả sử dụng đất, hạn chếđược tình trạng lấn, chiếm đất đai, quyền và nghĩa
vụ của người sử dụng đất được đảm bảo. Các cơ chế chính sách đã và đang được
hoàn thiện, tuy nhiên giá trị quyền sử dụng đất chưa sát với thị trường. Hệ thống hồsơ địa chính qua các thời kỳ không được lưu trữ đầy đủ, thiếu đồng bộ, việc chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai chưa thường xuyên, chưa đầy đủ trên hệ
thống hồsơ địa chính gây khó khăn cho công tác QLNN vềđất đai khi xác định
nguồn gốc sử dụng đất trong bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc giao đất. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh nên việc chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp cho các mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, thương
mại, dịch vụ, sản xuất kinh doanh còn là vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới.
thiếu vốn, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu, chưa coi trọng hiệu quả sử dụng đất dẫn
đến tình trạng không sử dụng đất, sử dụng đất sai mục đích, gây lãng phí đất đai. Một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân còn coi nhẹ vấn đề bảo vệmôi trường dẫn đến quá trình sử dụng đất không có giải pháp làm đất bị ô nhiễm, huỷ hoại. Trong SXNN còn thiếu các giải pháp đồng bộ từđầu vào (giống, phân bón, sử dụng hoá chất, kỹ thuật canh tác, ứng dụng khoa học ...) đến đầu ra (sản phẩm, giá, thịtrường...).
Nguyên nhân chủ yếu là địa bàn huyện rộng, địa hình phức tạp, do lực lượng cán bộ quản lý đất đai còn thiếu, một bộ phận cán bộ địa chính còn yếu về năng
lực, công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn lỏng lẻo và bất cập; Nhận thức về
chính sách đất đai của người dân không đồng đều, ý thức của người sử dụng đất
chưa cao, chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật vềđất đai.
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN QLNN ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA