Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn Salmonella spp phân lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và định type salmonella trên các đàn gà thịt nuôi ở các trang trại tại khu vực hà nội (Trang 78 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn Salmonella spp phân lập

SALMONELLA SPP PHÂN LẬP

22 chủng Salmonella spp thể hiện các đặc tính sinh vật, hố học điển hình để xác định serotype của các chủng vi khuẩn này bằng phương pháp huyết thanh học. Trên cơ sở phân loại của White-Kauffman (WHO, 1983), tiến hành xác định nhóm vi khuẩn Salmonella spp phân lập theo hướng dẫn của hãng Remel. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Kết quả định type kháng nguyên O theo nhóm cho thấy, các chủng

Salmonella spp phân lập được từ mẫu phân gà thịt nuôi ở các trang trại tại khu

vực Hà Nội thuộc nhóm E1 là cao nhất, chiếm tỷ lệ 12/22 (54,55%), sau đó là nhóm D1, chiếm tỷ lệ 8/22 (36,36%) và 2/22 (9,09%) khơng xác định được nhóm. Như vậy, các chủng Salmonella phân lập được từ mẫu phân gà thịt tại khu vực Hà Nội chủ yếu thuộc 2 nhóm E1 và D1.

Bảng 4.7. Kết quả xác định nhóm kháng nguyên O của các chủng vi khuẩn Salmonella spp phân lập (n=22)

Nhóm huyết thanh Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Cấu trúc kháng nguyên

O đa giá 22 100 1,3,9,10,12

O đơn giá

E1 12 54.55 3,10

D1 8 36.36 1,9,12

Ghi chú: (-) = Không xác định được cấu trúc kháng nguyên

Biểu đồ 4.3 Kết quả xác định nhóm huyết thanh Salmonella spp

Hình 4.14. Phản ứng ngưng kết giữa Salmonella với kháng huyết thanh O đa giá với kháng huyết thanh O đa giá

Sau khi xác định nhóm huyết thanh của các chủng Salmonella bằng kháng huyết thanh O đơn giá, chúng tôi tiến hành tiếp bằng kháng huyết thanh H pha 1

và pha 2 để xác định serotype vi khuẩn Salmonella phân lập. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn Salmonella spp phân lập (n=22) Kháng nguyên H Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Kết quả Thành phần pha 1 Thành phần pha 2 g, m - 8/22 36,36 S. enteritidis e, h l, w 5/22 22,73 S. meleagridis g, m - 4/22 18,18 S. suberu g, m, s - 3/22 13,64 S. amsterdam - - 2/22 9,09 Không xác định

Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy, trong 22 chủng Salmonella spp nghiên cứu, có 8 chủng thuộc nhóm D1 là Salmonella enteritidis chiếm tỷ lệ 36,36%; có 5 chủng thuộc nhóm E1 là S. meleagridis chiếm tỉ lệ 22,73%, có 4 chủng (18,18%) là S. suberu và 3 chủng (13,64%) là S. amsterdam.

Biểu đồ 4.4 Kết quả định chủng Salmonella từ mẫu phân gà thịt tại khu vực Hà Nội tại khu vực Hà Nội

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay chủng S. enteritidis đang là

chủng Salmonella có tỉ lệ lưu hành cao nhất tại các trang trại gà thịt tại khu vực Hà Nội, sau đó là chủng S. meleagridis chiếm tỷ lệ 22,73%.

Theo Nguyễn Thị Ngọc Liên (1997), khi nghiên cứu các đặc điểm dịch tễ của bệnh phó thương hàn vịt ở tỉnh Hà Tây cho biết có sự xuất hiện nhóm E1 12.5% (trong đó có S. amsterdam), nhóm D1 18.75% đại diện chính là S.

enteritidis. Khi nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Salmonella ở gà thịt giết mổ theo 2 hình

thức cơng nghiệp và thủ công, Trần Thị Hanh và cộng sự (2009) thông báo vi khuẩn S. enteritidis xuất hiện ở cả 2 hình thức giết mổ. Trần Ngọc Bích (2012), phát hiện S. enteritidis trên mẫu thân thịt và mẫu phân khi nghiên cứu trên thủy cầm tại tỉnh Hậu Giang. Nguyễn Viết Không và cộng sự (2012) phát hiện S. enteritidis tại các điểm giết mổ gia cầm quy mô nhỏ tại các huyện ngoại thành

Hà Nội. Sự phát hiện Salmonella ở 5 khâu của chuỗi sản xuất (Phạm Thị Ngọc và cộng sự, 2015) là kết quả đáng báo động về vấn đề nhiễm Salmonella. Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với các tác giả về các serotye Salmonella chính gây bệnh trên gà. Hai chủng Salmonella quan trọng gây ngộ độc thực phẩm ở người là S. enteritidis và S. typhimurium. Như vậy, việc phát hiện S. enteritidis trong

các mẫu nghiên cứu là cơ sở khoa học để đề ra các biện pháp phòng ngừa, đưa ra các giải pháp làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Salmonella. Thịt gà, trứng gà bị nhiễm Salmonella sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (thịt, trứng), cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Tỷ lệ nhiễm Salmonella trong nghiên cứu này là 18,33%, điều này cho

thấy quá trình chăn ni gà thịt chưa thực sự kiểm sốt tốt vấn đề Salmonella. Tỷ lệ nhiễm Salmonella theo chuỗi sản xuất từ cơ sở gà giống bố mẹ, cơ sở ấp trứng, trang trại gà, cơ sở giết mổ và điểm tiêu thụ lần lượt là 32,8%, 11%, 32,08%, 43,3%, 36,9% (Phạm Thị Ngọc và cộng sự., 2015). Các đàn gà thịt được nuôi tại các trang trại có quy mơ lớn sẽ là nguồn cung cấp cho các điểm giết mổ hoặc các nhà máy chế biến thực phẩm. Như vậy, nếu quá trình chế biến giết mổ khơng được kiểm sốt chặt chẽ sẽ là nguy cơ gây nhiễm Salmonella vào thịt gà.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam số 7046/2002 QĐ-Bộ Y tế, không được phép có vi khuẩn Salmonella trong 25 gram mẫu thịt sản phẩm. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn

Salmonella qua khảo sát là khá cao và đặc biệt cịn có sự hiện diện của chủng S. enteritidis (chiếm 36, 36% trong các chủng phân lập), điều này cho thấy nếu

khơng được kiểm sốt tốt ở khâu vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ có thể sẽ là nguồn quan trọng truyền lây vi khuẩn Salmonella cho người tiêu dùng. Vì thế,

cần có một quy trình giết mổ hợp lý và bố trí việc bày bán thịt gia cầm nơi sạch sẽ, khơ ráo, góp phần đáng kể trong việc phòng ngừa vấy nhiễm vi khuẩn

Salmonella vào thân thịt gà, từ đó giúp hạn chế ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella gây ra cho con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và định type salmonella trên các đàn gà thịt nuôi ở các trang trại tại khu vực hà nội (Trang 78 - 83)