Các kết quả thu thập được xử lý bằng toán thống kê sinh vật học, sử dụng phần mềm Excell 2007.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ THỊT TẠI KHU VỰC HÀ NỘI
4.1.1. Khái quát về các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng tới chăn nuôi gà thịt tại khu vực Hà Nội chăn nuôi gà thịt tại khu vực Hà Nội
4.1.1.1. Khái quát về các điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Các trang trại gà thịt nghiên cứu thuộc địa bàn các huyện (thị xã) ngoại thành của thành phố Hà Nội (Sơn Tây, Ba Vì, Quốc Oai, Thạch Thất, Mỹ Đức, Chương Mỹ), giới hạn trong khoảng từ 20034’ đến 21018’ vĩ độ Bắc, 104017’ đến 1060 kinh độ Đông, tiếp giáp với Hưng Yên ở phía Đông, Hà Nam ở phía Đông Nam, Hòa Bình ở phía Tây Nam, Vĩnh Phúc và Phú Thọ ở phía Tây Bắc và Bắc.
Hà Nội nằm ở trung tâm châu thổ Sông Hồng, các mạch núi Tây Bắc và Đông Bắc đã hội tụ về đây (Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Tam Đảo, các cánh cung Đông Bắc), và do đó các dòng sông cũng tụ thủy về Hà Nội để rồi phân tỏa về phía Biển Đông (sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Chảy, sông Cầu). Hà Nội có diện tích 3323,6 km2, có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế, song đây cũng là một khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm do sự giao lưu hàng hóa giữa các khu vực sẽ kèm theo lan truyển mầm bệnh qua các trục giao thông thủy, bộ.
Địa hình: Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Do địa hình thấp và khá bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng.
Khí hậu: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng
nǎm là 23,6ºC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Phần địa hình của Hà Tây (cũ) nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng. Nhưng nói chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phương của Hà Nội hiện nay không lớn.
4.1.1.2. Khái quát về các điều kiện kinh tế- xã hội
Dân cư và lao động: Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo công tác dân số- KHHGĐ Thành phố, Hà Nội là Thành phố đông dân thứ hai cả nước (sau TP Hồ Chí Minh) với dân số ước tính đến 31/12/2015 là 7.558.965 người chiếm hơn 8% dân số cả nước. Hà Nội đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tạo điều kiện cung ứng nguồn nhân lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội của Thủ đô. Hà Nội có 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện. Lượng dân cư lớn và số người có tri thức ngày càng cao là tiềm năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là động lực phát triển kinh tế nông thôn nói chung và chăn nuôi nói riêng.
Kinh tế: Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức về thời tiết, dịch bệnh gia súc, gia cầm, sự suy thoái kinh tế trong nước nhưng sản xuất nông nghiệp Thủ đô vẫn tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 33.640 tỷ đồng (giá so sánh 2010), chăn nuôi, thủy sản: 55,89%; dịch vụ 2,97%, giá trị sản phẩm nông nghiệp thu hoạch trên 1ha đất nông nghiệp (giá thực tế) ước đạt 233 triệu đồng/ha, hạ tầng nông thôn ngày càng được đổi mới, nâng cấp, hệ thống đê điều, công trình thủy lợi được củng cố đảm bảo phục vụ sản xuất, an toàn phòng chống lụt bão và khắc phục hậu quả thiên tai, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được nâng cao một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.
4.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi gà thịt tại khu vực Hà Nội
Hình 4.1. Trang trại gà thịt, huyện Quốc Oai, Hà Nội
Thủ đô Hà Nội có điều kiện tự nhiên phong phú với 150 nghìn ha đất đồi gò; 125 nghìn ha đất bãi phù sa, 35 nghìn ha đất đồng bằng và còn lại là đất trũng. Với điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cùng sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành nên ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng của thành phố Hà Nội những năm gần đây có bước chuyển rõ nét.
Bảng 4.1. Số lượng trang trại tại khu vực Hà Nội từ năm 2012-2015
Năm 2012 2013 2014 2015
Tổng số trang trại 1233 1291 1637 2137
Số trại chăn nuôi 919 944 1346 1849
(Nguồn: Tổng cục thống kê Hà Nội, 2016)
Bảng 4.2. Số lượng gia cầm tại khu vực Hà Nội từ năm 2012-2015
Năm 2012 2013 2014 2015
Số gia cầm 17996 21244 21616 21801
ĐVT: Triệu con (Nguồn: Tổng cục thống kê Hà Nội, 2016)
Quy mô chăn nuôi gà thịt: Phổ biến là quy mô từ 2.000-5.000 con/trang trại (chiếm 68,8%); quy mô từ 5.000-8.000 con/trang trại (chiếm 20,6%), từ 8.000-11.000 con/trang trại (chiếm 4,2%), từ 11.000-15.000 con/trang trại (chiếm 3,4%) và trên 15.000 con/trang trại (chiếm 3,4%).
Đất trang trại: Đất để xây dựng trang trại chủ yếu là đất vườn nhà, đất nông nghiệp. Diện tích phổ biến từ 1-2 ha/trang trại
Hình 4.2. Trang trại gà thịt, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Vốn đầu tư cho chăn nuôi trang trại : Bình quân đầu tư chuồng trại, trang thiết bị, con giống đối với chăn nuôi gà thịt 50-60 triệu đồng/1.000 con gà.
Về giống: Hầu hết các giống cao sản của thế giới đều được nhập khẩu và nuôi ở trang trại như là: hướng thịt USA, Hubbard, Lohmann, AA, Cobb, Ross
Về chuồng trại, thiết bị : Cùng với việc sử dụng các giống cao sản, một số trang trại đã có sự đầu tư đáng kể về chuồng trại và thiết bị chăn nuôi theo các tiêu chuẩn tiến tiến. Kiểu chuồng rất đa dạng, trong đó phổ biến kiểu chuồng sàn 1-2 tầng có hệ thống làm mát. Đây là loại hình chuồng nuôi có nhiều ưu việt do đầu tư ở mức độ vừa phải, sử dụng các vật liệu rẻ tiền. Một số ít trang trại sử dụng kiểu chuồng kín, chuồng kiên cố, gắn với các thiết bị máng ăn, máng uống bán tự động hoặc tự động.
Về năng suất chăn nuôi: So với phương thức chăn nuôi truyền thống, năng suất vật nuôi tại các trang trại đã có sự tiến bộ rõ rệt do sử dụng giống ngoại, giống cải tiến, công nghệ chăn nuôi tiên tiến và sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Thời gian nuôi gà thịt công nghiệp từ 42-49 ngày/lứa, khối lượng xuất chuồng 2,3-2,4 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,1-2,3 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Phương thức tiêu thụ sản phẩm : Trong chăn nuôi trang trại, hiện nay đang có 3 phương thức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cơ bản đó là: Tự sản tự tiêu, tiêu thụ sản phẩm thông qua thương lái, tiêu thụ sản phẩm thông qua chăn nuôi gia công là chủ yếu, gần đây đang bắt đầu hình thành phương thức tiêu thụ qua các hợp tác xã.
mô. Đây là loại hình mà trong đó chủ trang trại tự bỏ vốn đầu tư, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Hình thức này có những thời điểm thu được lợi nhuận cao, người chăn nuôi tự chủ trong kinh doanh, nhưng cũng có nhiều hạn chế như thiếu vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm nhiều lúc gặp khó khăn, thiếu sự hỗ trợ về kỹ thuật, rủi ro cao, nhất là khi xảy ra dịch bệnh.
Tiêu thụ sản phẩm chủ yếu thông qua thương lái: Với phương thức tiêu thụ sản phẩm này, người chăn nuôi thường bị ép giá nhất là trong những thời điểm diễn biến bất lợi như là cung vượt cầu hoặc lúc bị dịch bệnh.
Phương thức tiêu thụ sản phẩm thông qua chăn nuôi gia công: Đây là loại hình tiêu thụ tương đối phổ biến hiện nay đối với hộ chăn nuôi trang trại gia công, do các công ty 100% vốn nước ngoài triển khai từ nhiều năm nay. Theo đó, các chủ trang trại tự đầu tư đất đai, lao động, chuồng trại, thiết bị, vật tư chăn nuôi theo hướng dẫn của công ty. Các công ty cung ứng toàn bộ con giống, thức ăn, thuốc thú y, kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Giá nuôi gia công đối với gà thịt thường từ 500-600 đ/kg. Ngoài tiền công chăn nuôi theo quy định chung, người chăn nuôi còn được hưởng tiền thưởng tùy thuộc vào các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật vượt mức khoán. Hình thức chăn nuôi gia công này có ưu điểm là chủ trang trại chủ động được đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc thú y) và đầu ra, được hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi. Về phía các công ty nước ngoài không phải đầu tư cơ sở hạ tầng, lao động và đặc biệt là tiêu thụ được thức ăn, con giống. Đây có thể coi là hình thức liên kết có hiệu quả hiện nay trong chăn nuôi trang trại.
Đồng thời với 3 phương thức tiêu thụ sản phẩm nêu trên, phương thức tiêu thụ sản phẩm thông qua HTX chăn nuôi đang hình thành và bước đầu mang lại lợi ích nhiều mặt cho người chăn nuôi.
Lợi nhuận của chăn nuôi trang trại, tập trung: So với phương thức chăn nuôi truyền thống, nhìn chung chăn nuôi trang trại mang lợi nhuận ổn định hơn cho người chăn nuôi. Lợi nhuận chăn nuôi phụ thuộc vào quy mô, loại hình chăn nuôi và mức độ đầu tư. Nuôi gà thịt lãi 1.000-4.000 đ/kg. Tuy vậy, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên lợi nhuận của chăn nuôi trang trại không ổn định; có nhiều trường hợp thua lỗ.
Mô hình chăn nuôi gà thịt: Mặc dù dịch cúm gia cầm đã xảy ra từ cuối năm 2003 gây nhiều khó khăn và thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm. Tuy
vậy, do thực hiện tốt công tác phòng chống dịch đặc biệt là thực hiện nghiêm ngặt quy trình an toàn sinh học, nên hầu hết các trang trại chăn nuôi gà lớn vẫn đảm bảo an toàn dịch bệnh và giữ vững sản xuất luôn đạt hiệu quả kinh tế cao. Mô hình chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn với quy mô từ 8.000 đến 15.000 con xuất hiện ngày càng nhiều.
MÔ HÌNH 08 TRẠI Sát trùng
công nhân Nhà công nhân Xe van chuyen
Sơ đồ 4.1 Các kiểu mô hình trang trại gà thịt tại Hà Nội
Hà Nội thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Đã phát triển được 15 vùng chăn nuôi tập trung gồm 2 vùng chăn nuôi bò sữa (Ba Vì và Gia Lâm), 04 vùng chăn nuôi lợn (Cổ Đông, Kim Sơn ở Thị xã Sơn Tây, xã Vạn Thái, Sơn Công ở huyện Ứng Hòa, xã Yên Bình, Thạch Hòa ở huyện Thạch Thất, xã Tân Ước, Kim Thư ở huyện Thanh Oai), và 09 vùng chăn nuôi gia cầm. 09 vùng chăn nuôi gia cầm gồm 6 vùng chăn nuôi gà tập trung và 03 vùng chăn nuôi vịt trọng điểm. Cụ thể 4 vùng chăn nuôi gà đẻ, gà thịt công nghiệp có tổng đàn là 4.072.610 con/8.862 hộ. 02 vùng chăn nuôi gà thả vườn có tổng đàn là 888.856 con/5.254 hộ, 03 vùng chăn nuôi vịt có tổng đàn là 733.275 con/1.320 hộ
Bên cạnh các vùng, xã trọng điểm có thể nói việc phát triển trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư cũng là một điểm nhấn đáng kể với ngành chăn nuôi của Hà Nội. Khi phát triển trang trại quy mô lớn sẽ ứng dụng các công nghệ cao vào thực tiễn sản xuất. Tình hình ứng dụng công nghệ cao tại các trại chăn nuôi gà quy mô lớn là 35% ứng dụng chăn nuôi trong chuồng kín, 29% sử dụng máng ăn tự động, 40% sử dụng máng uống tự động, 83% sử dụng thức ăn công nghiệp, 5%
MÔ HÌNH 06 TRẠI
Sát trùng
công nhân Nhà công nhân Sát trùng xe
sử dụng thức ăn sinh học, 34% sử dụng chế phẩm xử lý môi trường trong chăn nuôi, 31 trang trại sử dụng phần mềm quản lý sinh sản, quản lý chăn nuôi.
Công tác xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm đươc thành phố Hà Nội xác định là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi, từ năm 2013 đến nay, Hà Nội đã tập trung mạnh trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn việc xây dựng chuỗi liên kết chuỗi chăn nuôi – tiêu thụ sản phẩm. Bước đầu đã hình thành, phát triển 21 chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm (gồm 8 chuỗi liên kết về lợn thịt; 8 chuỗi liên kết về gia cầm; 4 chuỗi liên kết gồm cả lợn và gia cầm; 01 chuỗi liên kết về bò sữa). Một số sản phẩm của chuỗi đã tạo được uy tín, được nhiều người tiêu dùng biết đến như trứng gà Tiên Viên, trứng gà 729. Với mô hình này đã được hàng vạn người dân Thủ Đô tin dùng và đồng tình ủng hộ về phương thức cách làm để sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng.
Năm 2016, với xu thế Hội nhập toàn cầu, Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển chăn nuôi theo vùng xã trọng điểm chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Trong đó tập trung đưa công nghệ cao vào các trang trại quy mô lớn, cải tiến chất lượng giống, cải tiến đồng bộ điều kiện chăn nuôi để nâng cao năng suất. Phối hợp các ngành, đơn vị liên quan làm tốt công tác kiểm soát giết mổ đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đảm bảo lợi ích người tiêu dùng; Tăng cường tuyên truyền để người dân sử dụng thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh thú y, rõ nguồn gốc xuất sứ, phối hợp với các tỉnh, thành phố cả nước trong việc xây dựng vùng phát triển giống gia súc gia cầm, vùng nguyên liệu thực phẩm và thực hiện tốt việc phát triển và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời thực hiện đề án chuỗi liên kết từ chăn nuôi giết mổ đến tiêu thụ sản phẩm.
4.1.3. Tình hình nhiễm Salmonella spp tronng chăn nuôi gà tại Hà Nội
Theo Phạm Thị Ngọc và cộng sự (2015), khi phân tích tình hình nhiễm
Salmonella trong chuỗi sản xuất thịt gà tại một số huyện ở Thành phố Hà Nội cho biết vi khuẩn Salmonella đều có mặt tại 5 khâu của chuỗi sản xuất. Tỷ lệ ô nhiễm Salmonella chung theo chuỗi sản xuất từ cơ sở gà giống bố mẹ, cơ sở ấp trứng, trại gà nông hộ, cơ sở giết mổ và điểm tiêu thụ lần lượt tương ứng là 32,8%, 11%, 32,08%, 43,3%, 36,9%. Có 10 serotype của các chủng vi khuẩn đã