Tình hình nghiên cứu vi khuẩn salmonella trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và định type salmonella trên các đàn gà thịt nuôi ở các trang trại tại khu vực hà nội (Trang 44 - 47)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình nghiên cứu vi khuẩn salmonella trên thế giới và Việt Nam

GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Năm 1885, Daniel E. Salmon nhà bác học thú y ở Mỹ lần đầu tiên phát hiện Salmonella từ ruột của một con lợn và đặt tên là Salmonella cholerae suis.

Vi khuẩn Salmonella sau này mới được biết là nguyên nhân gây bệnh ở người. Năm 1933, Hội nghị các nhà vi sinh vật học quốc tế chính thức đặt tên cho vi khuẩn là Salmonella. Vào năm 1934, hai nhà khoa học đã thiết lập bảng cấu trúc kháng nguyên đầu tiên đặt tên là bảng phân loại Kauffmann-White. Từ đó đến nay bảng cấu trúc của Salmonella luôn được bổ sung. Ngày nay, các nhà

khoa học đã xác định được khoảng trên 2.500 serotype Salmonella và chia làm 67 nhóm huyết thanh dựa vào cấu trúc kháng nguyên O

Những năm gần đây, hai serotype Salmonella typhimurium và Salmonella

enteritidis được quan tâm nhất ở Mỹ, do Salmonella kháng lại thuốc kháng sinh

thông thường khi điều trị bệnh cho người và gia súc.

Kauffmann - White do White thiết lập, sau đó được Kauffmann bổ sung và phát triển. Trên hệ thống phân loại của Ewing, dựa vào khả năng gây bệnh và thích nghi với vật chủ là người hay động vật mà Salmonella có thể chia ra làm 3 nhóm chính:

Nhóm 1: Salmonella gây bệnh cho người gồm Salmonella typhi

Salmonella paratyphi A, B và C. Chúng có thể lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp

qua thức ăn, nước uống, từ người này sang người khác.

Nhóm 2: Gây bệnh trên động vật, như Salmonella dublin ở trâu bò,

Salmonella cholerae suis ở lợn.

Nhóm 3: Gây bệnh cho nhiều loài động vật, là nguyên nhân gây nên những vụ ngộ độc nghiêm trọng ở người và động vật, trong đó điển hình là

Salmonella enteritidis, Salmonella typhimurium, Salmonella spp là tác nhân gây

ngộ độc thực phẩm trên phạm vi toàn thế giới , bệnh do chúng gây ra đang đe dọa sức khỏe cộng đồng ở hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Nguyễn Thị Ngọc Liên (1997), khi nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh phó thương hàn vịt ở tỉnh Hà Tây cho biết: Các chủng Salmonella phân lập được có tỷ lệ dương tính với kháng huyết thanh O đơn giá nhóm B là cao nhất (50%). Những serovar chính đại diện cho nhóm này ở vịt gồm: S. typhimurium, S. derby, S. sandiego, S. postdam. Sau đó là nhóm D1 (18,75%) mà

đại diện chính là S. enteritidis, S. dublin. Nhóm E1 với đại diện chính là S. anatum, S. amsterdam và nhóm E4 đại diện là S. senftenberg (12,5%)

Đỗ Thị Huyền và cộng sự (2008), khi nghiên cứu biểu hiện lượng lớn protein SefA của Salmonella enterica serovar S. enteritidis trong vi khuẩn Escherichia coli BL21 cho biết protein SefA đã được biểu hiện với hàm lượng

lớn trong tế bào E.coli dưới dạng dung hợp với Trx. Nhiệt độ, nồng độ IPTG và pha sinh trưởng tế bào ảnh hưởng lớn tới hàm lượng protein tái tổ hợp tạo ra.

Trần Thị Hanh và cộng sự (2009), khi nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Salmonella ở gà thịt giết mổ theo 2 hình thức cơng nghiệp và thủ cơng cho biết: tỷ lệ nhiễm

Salmonella là 53,33%, ở chất chứa manh tràng 35,56% và ở nước dùng để giết

mổ là 26,67%. Tại cơ sở giết mổ gà thủ cơng có 7 serovar Salmonella lưu hành, trong đó có 2 serovar gây ngộ độc thực phẩm phổ biến là S. typhimurium và S. enteritidis. Tại cơ sở giết mổ gà công nghiệp chỉ phát hiện 2 serovar là S. albany

Nguyễn Đức Hiền và cộng sự (2012), khi nghiên cứu mức độ nhiễm và tình hình kháng thuốc của Salmonella spp phân lập từ vịt và môi trường nuôi tại thành phố Cần Thơ cho biết tỷ lệ nhiễm Salmonella spp chung cho vịt ở vùng khảo sát là 27,0% và từ môi trường nuôi vịt là 9,2%, trong đó serovar S.enteritidis chiếm tỷ lệ 5,9% và S. typhimurium là 19,1%. Các

chủng Salmonella phân lập được đã kháng với phần lớn các loại kháng sinh đang lưu hành.

Trần Ngọc Bích (2012), khi nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Salmonella trên thủy cầm và sản phẩm thủy cầm tại tỉnh Hậu Giang cho thấy: tỷ lệ nhiễm theo loại mẫu (thân thịt, phân, vỏ trứng, lòng đỏ) lần lượt là 32,76%, 21,01%, 13,73%, 0,13. Chỉ phát hiện được S. enteritidis trên mẫu thịt (3,45%) và mẫu phân

(0,72%), khơng tìm thấy sự hiện diện của S. typhimurium.

Nguyễn Viết Không và cộng sự (2012), khi nghiên cứu sự ô nhiễm

Salmonella ở các điểm giết mổ gia cầm quy mô nhỏ tại các huyện ngoại thành Hà

Nội cho biết: kết quả định type 120 chủng Salmonella phân lập tại các điểm giết mổ chủ yếu là 8 serotype Salmonella xếp theo thứ tự gồm: S. albany (37,50%), S.

schwarzengrun (15,00%), S. derby (12,50%), S. typhimurium (11,67%), S. shalkwijk (6,67%), S. enteritidis (6,67%), S. agona (5,00%) và S. hadar (5,00%)

Phạm Thị Ngọc và cộng sự (2015), khi phân tích tình hình nhiễm

Salmonella trong chuỗi sản xuất thịt gà tại một số huyện ở Thành phố Hà Nội

cho biết vi khuẩn Salmonella đều có mặt tại 5 khâu của chuỗi sản xuất. Tỷ lệ ô nhiễm Salmonella chung theo chuỗi sản xuất từ cơ sở gà giống bố mẹ, cơ sở ấp trứng, trại gà nông hộ, cơ sở giết mổ và điểm tiêu thụ lần lượt tương ứng là 32,8%, 11%, 32,08%, 43,3%, 36,9%. Có 10 serotype của các chủng vi khuẩn đã được xác định, trong đó có 2 serotype gây ngộ độc thực phẩm hàng đầu là S. typhimurium và S. enteritidis

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và định type salmonella trên các đàn gà thịt nuôi ở các trang trại tại khu vực hà nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)