.2 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella trong phân gà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và định type salmonella trên các đàn gà thịt nuôi ở các trang trại tại khu vực hà nội (Trang 73 - 79)

Salmonella là vi khuẩn có sức đề kháng cao với ngoại cảnh, lại có khả năng thích ứng, gây bệnh trên nhiều loại động vật, phân bố rộng khắp và là mối đe dọa đối với vật nuôi. Tỷ lệ phân lập Salmonella ở các trại gà không có triệu chứng gây bệnh của Salmonella phản ánh tình trạng mang trùng trong đàn và là nguy cơ bùng phát bệnh do Salmonella gây ra tại các trại gà, đồng thời việc phát hiện Salmonella trong các mẫu phân gà xét nghiệm là mối đe dọa đến chất lượng thịt và trứng gà. Với các đàn gà thịt nuôi theo quy mô công nghiệp được nhập vào nhà máy chế biến thực phẩm có kết quả kiểm tra mẫu phân dương tính

Salmonella có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng thịt thương phẩm và các sản phẩm của thịt gà trong quá trình chế biến giết mổ.

Theo báo cáo của Tổ chức an toàn vệ sinh thực phẩm châu Âu năm 2010, sự lưu hành Salmonella ở gia cầm từ 0 tới 26.6 %. Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, sự lưu hành Salmonella trên thịt gà là 4.2 % (n=212), và 4 % (n=877). Sự có mặt của Salmonella trong gia cầm ở Việt Nam thấp hơn ở nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan (57 %, n=754), Campuchia (88.2 %, n=152), và ở Trung Quốc (52.2 % , n =1.152), nhưng cao hơn sơ với Malaysia (35.5 %, n=445).

4.2.2. Kết quả giám định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng

Salmonella spp phân lập từ mẫu phân gà thịt.

Tất cả các chủng Salmonella spp phân lập được sau khi đã nhận định sơ bộ những đặc điểm đặc trưng về hình thái, tính chất nuôi cấy trên các môi trường. Để có cơ sở đánh giá và định serotype, chúng tôi tiến hành nghiên cứu những đặc tính sinh vật, hóa học của chúng trên các môi trường giám định.

Kết quả cho thấy 100% chủng Salmonella spp nghiên cứu đều mọc và phát triển tốt trên các môi trường với những đặc điểm như sau:

- Môi trường XLD: Vi khuẩn Salmonella spp hình thành khuẩn lạc kích thước nhỏ, đường kính trung bình 0,5-1,5 mm, màu đen, trên nển môi trường màu sáng đỏ (hình 4.8)

Hình 4.4. Salmonella trên môi trường XLD

- Môi trường HE: Vi khuẩn Salmonella hình thành khuẩn lạc có màu thay đổi từ xanh dương đến xanh lục, có hay không có tâm đen, đôi khi tâm đen quá lớn bao trùm khuẩn lạc (hình 4.9)

- Trên môi trường TSI: Các chủng Salmonella làm mặt thạch nghiêng chuyển màu đỏ, đáy màu vàng hoặc màu đen (sản sinh H2S) (hình 4.10)

Kiểm tra hình thái, khả năng di động, tính chất bắt màu, đặc tính sinh vật, hoá học của 22 chủng Salmonella sppphân lập từ mẫu phân gà thịt trên một số môi trường được trình bày ở bảng 4.4

Hình 4.5. Salmonella trên môi trường HE

Hình 4.6. Salmonella trên môi trường TSI và Lysine

Qua kết quả bảng 4.3 và 4.4 cho thấy, 100% các chủng Salmonella spp phân lập đều là trực khuẩn, bắt màu Gram âm, có khả năng di động. Tất cả các chủng Salmonella spp phân lập đều có đặc tính sinh hoá như: sinh H2S (trên môi trường TSI), không sản sinh indole, phản ứng VP, β-galactosidase và ureaza đều cho kết quả âm tính, phản ứng Lysine decarboxylase dương tính (khử carboxyl của Lysine thành Cadaverin C5H14N2 làm cho môi trường có tính kiềm, chỉ thị Bromocresol từ màu hồng chuyển thành màu tím.

Bảng 4.4. Đặc tính sinh vật, hoá học của các chủng Salmonella sppphân lập từ mẫu phân gà thịt trên một số môi trường

STT Môi trường nuôi cấy Đặc tính Tỷ lệ (%)

1 Hình thái Trực khuẩn 22/22 (100%)

2 Nhuộm màu Gram (-) 22/22 (100%)

3 Di động + 22/22 (100%) 4 TSI R/Y/H2S+ 22/22 (100%) 5 Indole - 22/22 (100%) 6 VP - 22/22 (100%) 7 Ureaza - 22/22 (100%) 8 Lysine decarboxylase + 22/22 (100%) 9 β-galactosidase - 22/22 (100%)

Bảng 4.5. Biểu hiện đặc trưng của Salmonella trong các phản ứng sinh hóa

Thử nghiệm Môi trường Biểu hiện đặc trưng

H2S TSI

Phần thạch nghiêng màu đỏ, đáy ống nghiệm màu vàng, nứt thạch và xuất hiện vạch đen

VP VP Không đổi màu khi nhỏ

α – napthol 5% và KOH 40%

Indole Tryptophan Không xuất hiện vòng đỏ khi

nhỏ thuốc thử Kovac’s

Ureaza Urea Không đổi màu

Lysine decarboxylase

Lysine decarboxylation

medium Môi trường đục và có màu tím

Hình 4.7. Các phản ứng sinh hóa vi khuẩn Salmonella

(TSI/ β-galactosidase/ Lysine decarboxylase / VP/ Ureaza/ Indole) Song song với quá trình kiểm tra các đặc tính sinh vật, hóa học trên các môi trường đặc hiệu chúng tôi đã tiến hành thử các phản ứng lên men đường của các chủng Salmonella phân lập được. Kết quả trình bày bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả thử phản ứng lên men đường của các chủng Salmonella phân lập của các chủng Salmonella phân lập

Loại đường Kết quả phản ứng

Dương tính Tỷ lệ (%) Âm tính Tỷ lệ (%) Glucose 22/22 100 0/22 0 Maltose 22/22 100 0/22 0 Mannitol 22/22 100 0/22 0 Dextrose 22/22 100 0/22 0 Sorbitol 22/22 100 0/22 0 Lactose 0/22 0 22/22 100 Sucrose 0/22 0 22/22 100 Salicin 0/22 0 22/22 100

Từ kết quả trên chúng tôi thấy rằng 22/22 (100%) các chủng Salmonella

phân lập được từ mẫu phân gà thịt có khả năng lên men các loại đường: glucose, dextrose, maltose, mannitol, sorbitol. Vi khuẩn không có khả năng lên men các loại đường sau: lactose, sucrose và salicin.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với thang mẫu các loại đường sử dụng trong phân lập chẩn đoán Salmonella do Quinn và cộng sự (1994) đề xuất. Kết quả thử phản ứng lên men đường cũng thể hiện những đặc tính chung nhất của giống Salmonella như Nguyễn Thị Ngọc Liên (1997), Đặng Thị Oanh (2013) đã công bố. Tất cả các chủng Salmonella spp phân lập được đều có những đặc tính sinh vật, hóa học điển hình phù hợp với tiêu chuẩn để nhận định vi khuẩn

Salmonella của Carter và Cole (1990), Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001). Từ kết quả ban đầu này cho phép tiếp tục các nghiên cứu tiếp theo về vi khuẩn

Salmonella.

Hình 4.8. Hình ảnh vi khuẩn Salmonella trên kính hiển vi

4.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH SEROTYPE CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN

SALMONELLA SPP PHÂN LẬP

22 chủng Salmonella spp thể hiện các đặc tính sinh vật, hoá học điển hình để xác định serotype của các chủng vi khuẩn này bằng phương pháp huyết thanh học. Trên cơ sở phân loại của White-Kauffman (WHO, 1983), tiến hành xác định nhóm vi khuẩn Salmonella spp phân lập theo hướng dẫn của hãng Remel. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Kết quả định type kháng nguyên O theo nhóm cho thấy, các chủng

Salmonella spp phân lập được từ mẫu phân gà thịt nuôi ở các trang trại tại khu vực Hà Nội thuộc nhóm E1 là cao nhất, chiếm tỷ lệ 12/22 (54,55%), sau đó là nhóm D1, chiếm tỷ lệ 8/22 (36,36%) và 2/22 (9,09%) không xác định được nhóm. Như vậy, các chủng Salmonella phân lập được từ mẫu phân gà thịt tại khu vực Hà Nội chủ yếu thuộc 2 nhóm E1 và D1.

Bảng 4.7. Kết quả xác định nhóm kháng nguyên O của các chủng vi khuẩn

Salmonella spp phân lập (n=22)

Nhóm huyết thanh Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Cấu trúc kháng nguyên

O đa giá 22 100 1,3,9,10,12

O đơn giá

E1 12 54.55 3,10

D1 8 36.36 1,9,12

Ghi chú: (-) = Không xác định được cấu trúc kháng nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và định type salmonella trên các đàn gà thịt nuôi ở các trang trại tại khu vực hà nội (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)