Khả năng và quá trình gây bệnh do Salmonella

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và định type salmonella trên các đàn gà thịt nuôi ở các trang trại tại khu vực hà nội (Trang 34 - 36)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Một số hiểu biết về vi khuẩn Salmonella

2.1.8. Khả năng và quá trình gây bệnh do Salmonella

Khả năng gây bệnh

Tuỳ theo từng lồi, Salmonella có thể chỉ gây bệnh cho người, chỉ gây

bệnh cho động vật, nhưng cũng có thể vừa gây bệnh cho ngưòi vừa gây bệnh cho động vật. Những lồi Salmonella có khả năng gây bệnh cho người được quan tâm tthiều hơn cả là:

- S. typhi: Loài này chỉ gây bệnh cho người, là vi khuẩn quan trọng nhất trong các căn nguyên gây bệnh thương hàn.

- S. paratyphi A: Cũng chỉ gây bệnh cho người. Là căn nguyên gây bệnh

thương hàn, ở nước ta, tỷ lệ phân lập được đứng sau S. typhi

- S. paratyphi B: Chủ yếu gây bệnh ở người, nhưng có thể gây bệnh cho

động vật Tại các nước châu Âu, tỷ lệ phân lập được vi khuẩn này cao hơn

- S. paratyphi C: Vừa có khả năng gây bệnh thương hàn vừa có khả năng

viêm dạ dày-ruột và nhiễm khuẩn huyết. Thường gặp ở các nước khu vực Đông Nam Châu Á.

- S. typhimurium và S. enteritidis: Vừa có khả năng gây bệnh cho người vừa có khả năng gây bệnh cho động vật. Có thể gặp ở các nước khác nhau trên thế giới. Chúng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Salmonella.

- S. choleraesuis: Là căn nguyên thường gặp trong các nhiễm khuẩn huyết

do Salmonella ở nước ta.

Quá trình gây bệnh

Vi khuẩn Salmonella gây nên các quá trình bệnh lý theo ba giai đoạn rõ

rệt: đầu tiên xâm nhập đường tiêu hóa, sau đó tấn cơng các tế bào biểu mơ ruột non và cuối cùng kích thích q trình bài xuất dịch thể.

Giai đoạn 1: Xâm nhập đường tiêu hóa

Mặc dù Salmonella có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tổ chức liên kết, vi khuẩn thường xuyên đi vào cơ thể vật chủ qua đường miệng và tập trung ở ruột. Xâm nhập ruột non, ruột già là giai đoạn đầu tiên và cần thiết cho quá trình gây bệnh, q trình này có sự tham gia tích cực của các thành phần trên bề mặt tế bào vi khuẩn, đặc biệt là pili (fimbriae). Fimbriae giúp tế bào vi khuẩn gắn vào điểm tiếp nhận trên tế bào biểu mô nhung mao ruột, gây nên các q trình bệnh lý. Các yếu tố đề kháng khơng đặc hiệu như dịch vị dạ dày, khả năng nhu động của ruột non, màng nhầy, men lysozym và hệ vi khuẩn đường ruột có tác động ngăn cản q trình bám dính tế bào vi khuẩn lên tế bào biểu mô nhung mao ruột, bằng cách che phủ các điểm tiếp nhận đặc hiệu đối với yếu tố bám dính của vi khuẩn Salmonella. Các yếu tố stress như lạnh, ẩm, mật độ động vật quá cao, vận chuyển đều làm tăng tính mẫn cảm của cơ thể với vi khuẩn

Salmonella.

Điều trị kháng sinh không đúng qui cách, thức ăn và nước uống không đảm bảo bảo vệ sinh đã làm thay đổi khu hệ vi khuẩn đường ruột, tăng khả năng bám dính của mầm bệnh với tế bào ruột vật chủ.

Giai đoạn 2: Tấn công các tế bào biểu mô ruột

Sau khi bám vào điểm tiếp nhận đặc hiệu, vi khuẩn Salmonella gây nên

những biến đổi bề mặt màng tế bào biểu mô nhung mao ruột, đặc biệt vùng hồi tràng và kết tràng, rồi xâm nhập vào bên trong tế bào biểu mơ. Vi khuẩn có khả năng nhân lên bên trong tế bào biểu mô, bên trong tế bào, rồi lan sang các tế bào bên cạnh hoặc bị bắt giữ bởi các tế bào thực bào. Khả năng vi khuẩn sống sót và

nhân lên bên trong tế bào thực bào là yếu tố quyết định đến hậu quả của quá trình bệnh. Khi cư trú bên trong tế bào, vi khuẩn có thể tránh được tác động của kháng sinh, kháng thể và bổ thể. Để sống sót vi khuẩn Salmonella cần phải chống lại một loạt các yếu tố bất lợi bên trong tế bào đại thực bào như các chất hóa học trung gian (O2 hoạt động, H2O2 ), pH thấp, lượng Fe2+ hạn chế trong tế bào nhờ quá trình ức chế liên kết phagosome – lysosome và phá hủy một số bào quan của tế bào (Gyles và Thoen, 1993).

Quá trình viêm ruột đã dẫn đến biến đổi các tế bào biểu mơ nhung mao ruột, thối hóa hoại tử tế bào ruột, phá hủy tế bào tiểu cầu gây lắng đọng fibrin dẫn đến phá hủy thành mạch. Vi khuẩn còn tập trung tại các mảng Payer thành ruột và gây nên biến đổi bệnh lý tại đây.

Giai đoạn 3: Kích thích bài xuất dịch thể

Phản ứng viêm đối với quá trình xâm nhập tế bào ruột do vi khuẩn gây ra là một yếu tố quan trọng khích thích bài xuất dịch thể. Prostagladins được giải phóng trong q trình viêm đã hoạt hóa adenylate cyclase, một enzym có mặt trong tế bào biểu mơ ruột, chính enzyme này xúc tác chuyển hóa ATP thành AMP vịng. AMP vòng nội bào tăng lên dẫn đến quá trình bài xuất Na +, Cl – và H2O ra khỏi tế bào vào xoang ruột. Song song với quá trình trên, các chất hoạt động thành mạch do phản ứng viêm tạo ra làm tăng tính thấm mạch quản dẫn đến bài xuất dịch thể. CT- like enterotoxins do vi khuẩn tiết ra cũng đóng vai trị quan trọng trong q trình kích thích bài xuất dịch thể từ tế bào vào ruột theo cơ chế đã được mô tả trên đây. Hậu quả của những quá trình dẫn đến hiện tượng ỉa chảy.

Nội độc tố (endotoxin) được giải phóng từ thành tế bào vi khuẩn gây nên phản ứng toàn thân như sốt, xuất huyết, tăng số lượng bạch cầu trong máu, hạ huyết áp, giảm hàm lượng glycogen trong gan dẫn đến hạ đường huyết, rối loại trung khu tuần hồn và hơ hấp và gây nên phản ứng shock (Timoney và cộng sự, 1988).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và định type salmonella trên các đàn gà thịt nuôi ở các trang trại tại khu vực hà nội (Trang 34 - 36)