Tỷ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella spp ở mẫu phân gà thịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và định type salmonella trên các đàn gà thịt nuôi ở các trang trại tại khu vực hà nội (Trang 71 - 74)

Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp từ 120 mẫu phân gà thịt được nuôi tại các trang trại ở khu vực Hà Nội, được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.3. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella trong phân gà Địa điểm (Huyện, Thị Xã) Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Sơn Tây 15 6 40,00 Quốc Oai 18 5 27,78 Thạch Thất 20 5 25,00 Mỹ Đức 15 2 13,33 Chương Mỹ 37 3 8,11 Ba Vì 15 1 6,67 Tổng 120 22 18,33

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy, trong 120 mẫu phân gà xét nghiệm, có 22 mẫu dương tính với vi khuẩn Salmonella, chiếm tỷ lệ 18,33%. Trong đó, tỷ lệ phân lập được Salmonella cao nhất ở Thị xã Sơn Tây 40,00%, huyện Quốc Oai có số mẫu dương tính là 27,78%, huyện Thạch Thất 25,00%. Các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ba Vì có số mẫu dương tính chiếm tỷ lệ lần lượt là 13,33%, 8,11% và 6,67%.

Biểu đồ 4.1 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella trong phân gà

Kết quả phân lập phản ánh sự khác biệt về tỷ lệ phân lập được Salmonella

trong mẫu phân gà thịt được nuôi tại các trang trại ở các huyện, thị xã của thành phố Hà Nội. Trong 6 địa điểm nghiên cứu, Thị xã Sơn Tây có tỷ lệ mẫu dương tính với Salmonella cao nhất. Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu tại 15 trại gà thịt của Thị xã Sơn Tây có một số trại có cơ sở vật chất và trang thiết bị (máng ăn, máng uống) còn thô sơ, vấn đề an toàn sinh học của trại chưa thực sự được đảm bảo. Đó là nguyên nhân làm tỷ lệ gà nhiễm Salmonella cao. Huyện Chương Mỹ có số lượng trại gà lớn nhất trong 6 địa điểm nghiên cứu, nhưng tỷ lệ mẫu

phân gà nhiễm Salmonella chỉ chiếm tỷ lệ 3/37 trại. Các trang trại gà ở huyện Chương Mỹ có trang bị máng ăn, máng uống hiện đại, chuồng trại trước khi nhập gà được vệ sinh sát trùng nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn sinh học tuyệt đối trong quá trình chăn nuôi. Qua kết quả nghiên cứu, cho thấy mô hình chăn nuôi cũng như các yêu tố liên quan đến vấn đề an toàn sinh học (nguồn cung cấp gà, sát trùng vệ sinh chuồng trại, quy trình chăm sóc và làm vaccine cho gà) ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhiễm Salmonella tại các trại gà thịt.

Biểu đồ 4.2 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella trong phân gà

Salmonella là vi khuẩn có sức đề kháng cao với ngoại cảnh, lại có khả năng thích ứng, gây bệnh trên nhiều loại động vật, phân bố rộng khắp và là mối đe dọa đối với vật nuôi. Tỷ lệ phân lập Salmonella ở các trại gà không có triệu chứng gây bệnh của Salmonella phản ánh tình trạng mang trùng trong đàn và là nguy cơ bùng phát bệnh do Salmonella gây ra tại các trại gà, đồng thời việc phát hiện Salmonella trong các mẫu phân gà xét nghiệm là mối đe dọa đến chất lượng thịt và trứng gà. Với các đàn gà thịt nuôi theo quy mô công nghiệp được nhập vào nhà máy chế biến thực phẩm có kết quả kiểm tra mẫu phân dương tính

Salmonella có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng thịt thương phẩm và các sản phẩm của thịt gà trong quá trình chế biến giết mổ.

Theo báo cáo của Tổ chức an toàn vệ sinh thực phẩm châu Âu năm 2010, sự lưu hành Salmonella ở gia cầm từ 0 tới 26.6 %. Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, sự lưu hành Salmonella trên thịt gà là 4.2 % (n=212), và 4 % (n=877). Sự có mặt của Salmonella trong gia cầm ở Việt Nam thấp hơn ở nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan (57 %, n=754), Campuchia (88.2 %, n=152), và ở Trung Quốc (52.2 % , n =1.152), nhưng cao hơn sơ với Malaysia (35.5 %, n=445).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và định type salmonella trên các đàn gà thịt nuôi ở các trang trại tại khu vực hà nội (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)