Tình hình ngộ độc thực phẩm do Salmonella ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và định type salmonella trên các đàn gà thịt nuôi ở các trang trại tại khu vực hà nội (Trang 43 - 44)

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề này trên thực tế lại không hoàn toàn dễ dàng trong quá trình thực hiện. Tình trạng ngộ độc đó xảy ra ở hầu hết các địa phương, nguyên nhân ngộ độc rất đa dạng: ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, do hoa quả phun thuốc trừ sâu, bánh phở có hàn the... Nhưng nguyên nhân do vi sinh vật chiếm tỷ lệ cao từ 32,8-55,8 %, Salmonella là nguyên nhân chính của 70% các vụ ngộ độc thực phẩm.

Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) kiểm tra 100 nhà hàng, quán ăn, kết quả có 60 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có 23 quán thịt chó. Qua xét nghiệm mẫu thớt và mẫu dồi chó chín đã phát hiện vi khuẩn thương hàn (Salmonella). Có vi khuẩn tả trong mẫu rau diếp cá và trong thớt ở một số nhà hàng trên phố Cầu Giấy, Trường Chinh. Đây là nguyên nhân gây ra dịch tiêu chảy cấp tại địa bàn thành phố Hà Nội (dẫn theo Đào Thị Thanh Thủy, 2012)

Theo thống kê tháng 04/2009 của bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm do thực phẩm nhiễm vi sinh vật, trong đó 30-50 % số ca nhập viện do vi khuẩn Escherichia coli, 70 % do vi khuẩn

Salmonella.

Ở Việt Nam, có hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra hàng năm với hàng ngàn ca nhiễm bệnh. Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia và UNICEF, từ năm 2006-2010, có tổng số 944 vụ ngộ độc thực phẩm với 33168 người bị ngộ độc, 259 người chết. Năm 2010, có 175 vụ ngộ độc thực phẩm, 5664 người bị nhiễm và 51 ca tử vong.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) công bố nguyên nhân gây vụ ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể tại Công ty TNHH Foremart Việt Nam tại Hưng Yên là do vi khuẩn Salmonella gây ra, làm 232 người nhập viện. Sở Y tế Tiền Giang đã xác định nguyên nhân gây ngộ độc tại công ty TNHH MTV Wondo Vina vào tháng 10/2013 là do Salmonella có trong trứng cút gây ra làm 800 công nhân của bị ngộ độc phải nhập viện.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lâm Đồng xác định nguyên nhân vụ ngộ độc tại thành phố Đà Lạt 08/2015 do ăn bánh mì nhiễm Salmonella. Các bệnh nhân này đã ăn bánh mì nhân thập cẩm (sốt trứng, giăm bông heo, patê gan heo và các loại rau kèm như hành, ngò, cà rốt, củ cải trắng), sau đó có các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt, chóng mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và định type salmonella trên các đàn gà thịt nuôi ở các trang trại tại khu vực hà nội (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)