Dân số huyện Mai Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 55 - 56)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

1. Dân số 147.227 150.308 153.506 155.930

- So với toàn tỉnh (%) 12,7 13 12,8 12,8

2. Tốc độ tăng dân số bình quân năm (%) 1,52 1,45 1,39 1,35

- So với toàn tỉnh (%) + 0,5 + 0,2 + 0,12 + 0,1

Nguồn: Trung tâm dân số KHHGĐ huyện Mai Sơn, niên giám thống kê tỉnh và tính tốn của nhóm nghiên cứu

Dân cư sống rải rác không tập trung, kinh phí đầu tư cịn hạn hẹp nên cơ sở hạ tầng nơng thơn cịn nhiều hạn chế, chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, việc triển khai các chương trình dự án của Chính phủ, dự án xây dựng trung tâm xã, cụm xã, định canh, định cư, đã gắn việc sắp xếp, ổn định dân cư với đất đai sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu làm thay đổi dần bộ mặt nông thôn, hạn chế tình trạng du canh, du cư và tiến tới ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc trong huyện.

- Dân tộc: Huyện Mai Sơn có nhiều dân tộc sinh sống (trong đó 6 dân tộc chủ yếu, dân tộc Thái chiếm 55,62%, dân tộc Kinh chiếm 30,53%, dân tộc Mông chiếm 7,42%, dân tộc Sinh Mun chiếm 3,23%, dân tộc Khơ Mú chiếm 2,49%; dân tộc Mường chiếm 0,65%). Đồng bào dân tộc sống tập trung nên thuận lợi cho việc

tổ chức sản xuất sinh hoạt và thực hiện chính sách xã hội phù hợp với tập quán đặc điểm văn hoá của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, do trình độ dân trí và ứng dụng khoa học công nghệ của đồng bào còn thấp, một số dân tộc sống chủ yếu dựa vào kinh tế nương rẫy tự nhiên, mang nặng tình chất tự cung, tự cấp.

- Lao động việc làm: Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2019 là 65,225 nghìn người, chiếm 41,83% tổng dân số. Trong đó, lao động nơng nghiệp là 50,895 nghìn người (chiếm 78,03%), lao động cơng nghiệp - xây dựng là 3,098 nghìn người (chiếm 4,75%) và lao động dịch vụ là 11,232 nghìn người (chiếm 17,22%). Nguồn lao động trẻ và chiếm tỷ trọng cao, một mặt là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mặt khác cũng tạo sức ép đối với xã hội như công tác giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm, nhu cầu sinh hoạt. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng lao động của Mai Sơn còn khá hạn chế, trình độ học vấn phần lớn mới ở bậc tiểu học và trung học cơ sở, số lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn thấp. Số lao động qua đào tạo và chuyển giao hướng nghiệp dạy nghề năm 2019 là 12.000 lượt người, chiếm khoảng 21,0% trong tổng số lao động toàn huyện. Thợ có tay nghề cao rất ít, số lao động chưa có việc làm ổn định cịn khá lớn. Điều này cho thấy lực lượng lao động của huyện chủ yếu là lao động phổ thông, chất lượng nguồn nhân lực thấp làm giảm sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư của huyện. Ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động chưa được nhận thức đầy đủ, dẫn đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất không cao. Đây là khó khăn, thách thức lớn của huyện trong q trình phát triển khu cơng nghiệp Mai Sơn giai đoạn 1 với các ngành nghề: chế biến nông, lâm sản, cơ khí chế tạo, điện, điện tử, da giầy, sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón, hóa chất..

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 55 - 56)