Khái niệm liên kết “bốn nhà”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 29 - 31)

4. Ý nghĩa của luận văn

1.3.4.1.Khái niệm liên kết “bốn nhà”

“Liên kết bốn nhà” về bản chất là một hình thức liên kết thị trường, thông qua các chính sách giúp điều hòa mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên tham gia, đặc biệt khi nhu cầu và giá cả thị trường biến động mạnh (Vũ Thành Tự Anh, 2011). Ngoài ra, qua nghiên cứu thực tiễn của Nguyễn Công Thành (2011) còn chỉ ra nhiều lợi ích mà liên kết bốn nhà đã mang lại như:

- Giúp đỡ lẫn nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp: Ví dụ nhà doanh nghiệp đầu tư vật tư ban đầu cho nhà sản xuất (nông dân). Giúp đỡ bao tiêu sản phẩm và tiêu thụđầu ra với giá ổn định cho người sản xuất an tâm và có lợi nhuận, đảm bảo đời sống và phát triển kinh tế.

- “Một nhà” là chỗ dựa, là hậu thuẫn, là mốc đầu trong liên hoàn với “các nhà” khác: Nhà nông dựa vào vốn, chính sách, pháp luật của Nhà nước (nhà quản lý) để sản xuất đúng hướng và có hiệu quả. Nhà quản lý cung cấp vốn thông qua ngân hàng, cung cấp thông tin, thị trường cho nông dân. Nhà quản lý có thểđứng ra tổ chức việc liên kết sản xuất và kinh doanh đi đúng hướng và có hiệu quả. Nhà khoa học tạo ra giống, quy trình kỹ thuật và đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người nông dân... Chẳng hạn mốc đầu tiên là giống/quy trình kỹ thuật có từ các nhà khoa học đem đến cho người nông dân sản xuất và “nhà sản xuất” là mốc đầu tiên trong liên hoàn với “nhà doanh nghiệp” để tiêu thụ sản phẩm. Nhà doanh nghiệp thường là “mốc cuối cùng” trong liên hoàn vì là nơi tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, cũng có thể là “mốc khởi đầu” trong nhiều trường hợp. Ví dụ, không những bao tiêu sản phẩm cho nông dân mà họ còn đầu tư giống ban đầu (để chủđộng chất lượng), vật tư, tiền vốn… Như vậy nhà doanh nghiệp trong liên kết cũng có thuận lợi là chủđộng nguồn hàng, định hướng đầu ra, chủđộng chất lượng, số lượng ngay từ đầu để hạch toán và lên kế hoạch kinh doanh, hạn chế rủi ro so với kinh doanh không liên kết. Thường những doanh nghiệp làm ăn lớn thường liên kết với nông dân và liên kết “4 nhà”. Và sự liên kết rất đảm bảo, nâng cao uy tín và kinh doanh có hiệu quả hơn những nhà doanh nghiệp không liên kết và thường là những nhà kinh doanh nhỏ.

- Thông qua liên kết, sản xuất mang tính quy mô cao, hiện đại, hạn chế rủi ro và hiệu quả cao: Do có kế hoạch từđầu về phương hướng sản xuất, giống kỹ thuật gì? Ai chịu trách nhiệm từng khâu thế nào, đầu ra ai bao tiêu? Giá cảđược định sẵn có sự thống nhất từ đầu và thị trường đã được các doanh nghiệp định hướng theo hoạt động kinh doanh thường xuyên của họ. Từ đó, người sản xuất và người kinh doanh lên phương án và hạch toán sản xuất, kinh doanh ngay từ ban đầu để biết được chi phí và lợi nhuận một cách chủđộng. Với trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của liên kết “nhiều nhà” chắc chắn sẽ hạn chế rủi ro và thất bại trong sản xuất. Thực tế chứng minh những nơi có sự liên kết tốt, cả doanh nghiệp và nông dân đều phấn khởi khi mà vụ mùa nào cũng có lợi nhuận cao và ổn định so với những hộ nông dân sản xuất tự phát và nhỏ lẻ, manh mún không có cả sự liên kết hoặc hợp tác với nhau.

Như vậy, liên kết không chỉ có lợi cho sản xuất của nông dân mà cho cả nhà doanh nghiệp và các chủ thể khác. Ngoài ra, giá trị của nông sản cũng được gia tăng

sau mỗi công đoạn của quá trình liên kết, tạo nên sức mạnh cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 29 - 31)