Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 64)

4. Ý nghĩa của luận văn

2.3.2.5.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Tổng diện tích, năng suất, sản lượng nhãn của toàn huyện - Diện tích, năng suất, sản lượng bình quân/hộ

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm): GO = Qi*Pi; Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i; Pi: Giá bán sản phẩm thứ i.

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ trong một thời kỳ sản xuất

- Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó: VA = GO – IC.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã khấu hao TSCĐ: MI = VA – C; Trong đó: C: Chi phí sản xuất, bao gồm chi phí trực tiếp sản xuất, chi phí lãi vay, khấu hao TSCĐ.

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian (TGO): chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả của 1 đồng chi phí trung gian trong sản xuất, hay nói cách khác đó là giá trị sản xuất được tạo ra từ 1 đồng chi phí trung gian trong một vụ sản xuất.

- Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (TVA): chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả của 1 đồng chi phí trung gian trong sản xuất, hay nói cách khác đó là giá trị gia tăng được tạo ra từ 1 đồng chi phí trung gian trong một vụ sản xuất.

- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI): Phản ánh số lần thu nhập hỗn hợp thu được so với chi phí trung gian, hay đó chính là phần thu nhập thuần tuý có được từ 1 đồng chi phí trung gian trong một vụ sản xuất.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TRỒNG NHÃN TẠI XÃ CHIỀNG MUNG, HUYỆN MAI SƠN

3.1.1. Kết qu kho sát tình hình trng nhãn ti xã Ching Mung huyn Mai Sơn, Sơn La Sơn, Sơn La

3.1.1.2. Thực trạng trồng nhãn ở huyện Mai Sơn năm 2020

Nhãn là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, là một trong những cây chủ lực của Việt Nam. Rễ nhãn ăn rất sâu và rộng, ở những vùng đất đỏ tơi xốp rễ có thểăn sâu tới 4 đến 5m, ở những vùng đất nông thì rễăn nông. Rễ nhãn ăn rất rộng nói chung rộng hơn tán lá 1- 3 lần nhưng 80% tập trung trong tán, ở nơi đất xốp thì phần lớn rễ tập trung ở độ sâu 10- 100cm và tập trung nhiều nhất ở độ sâu 50cm trở lại. Ở nơi đất tốt thì rễ phân nhánh nhiều và ít có tình trạng rễ đuôi chuột, rễ nhãn có nấm cộng sinh giống như rễ vải. Nhãn có tính thích ứng và trồng phổ biến tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Hiện nay, các nông hộ trong xã đã vươn lên thoát nghèo có cuộc sống dần dần khấm khá hơn trước nhờ biết cách trồng và khai thác cây nhãn. Trên địa bàn xã có rất nhiều giống nhãn cho hiệu quả kinh tế cao có thể kể đến: Giống nhãn Miền Thiết,Giống nhãn chín muộn PH-M99-1.1,Giống nhãn chín muộn PH-M99-2.1, Giống nhãn chín muộn HTM-1....

Quả nhãn có thể tiêu dùng trực tiếp (nhãn tươi) hoặc chế biến thành long nhãn. Long nhãn có tác dụng bổ tâm tỳ, an thần, lợi khí, dưỡng huyết. Chủ trị suy giảm trí nhớ, chữa hay quên, rối loạn giấc ngủ, lo âu, thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, kéo dài tuổi thọ…Bên cạnh đó sản xuất long nhãn nâng cao được chất lượng nông sản, kéo dài thời gian sử dụng của nhãn đồng thời nâng cao giá trị của mắt xích trong sản xuất chuỗi.

a. Tình hình lao động và thu nhập.

Trong tổng số 200 hộ dân nhóm khảo sát tiến hành khảo sát nghiên cứu thực trạng hoạt động trồng nhãn tại địa bàn 4 bản (Bản Sang, Bản Cườm, Tiểu khu Nà

Sản, Bản Hời) xã Chiềng Mung của huyện Mai Sơn chúng tôi thu thập được các thông tin chung về lao động của hộ gia đình như sau:

Bảng 3.2: Tình hình lao động tại các bản được điều tra

Nguồn: Kết quả khảo sát – năm 2020

Qua điều tra 200 hộ trên địa bàn xã Chiềng Mung thấy rằng trên địa bàn chủ yếu các hộđược điều tra trồng nhãn là người dân tộc Thái chiếm 77.5% còn lại là người dân tộc Kinh chiếm 22.5%. Tổng số lao động điều tra là 557 lao động, số người trong độ tuổi lao động là 466 người chiếm 84%, số người ngoài độ tuổi lao động là 91 người chiếm 16% điều này cho thấy một lực lượng lao động rất trẻ dồi dào, với lực lượng lao động trẻ này rất nhanh nhạy với thị trường, thích nghi nhanh với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhanh nhẹn thay đổi xu hướng canh tác cũ, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, áp dụng nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, bảo vệ cây nhãn, làm tăng năng suất chất lượng của cây.

Công việc chủ yếu chiếm nhiều thời gian nhất của các hộ điều tra chủ yếu làm nông lâm nghiệp và thủy sản.Bên cạnh đó một số hộ tự sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, một số hộ tranh thủ thời gian nông nhàn đi làm công, làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp ở trong và ngoài xã chiếm tỷ lệ 26.5%. Dân số ngoài độ tuổi lao động cũng tham gia lao động rất tích cực như bóc long nhãn thuê, chặt mía…giúp tăng thu nhập hộ gia đình.

Chỉ tiêu Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ (%)

Tuổi lao động Trong độ tuổi lao động 466 84

Ngoài độ tuổi lao động 91 16

Công việc chiếm nhiều thời gian nhất

Làm tự nhận tiền công

Nông lâm nghiệp, thủy sản 200 100 Phi nông lâm nghiệp

Không hoạt động kinh tế Tính ổn định của công việc Thường xuyên Thời vụ, khoán 200 100 Địa điểm làm việc Trong xã 200 100 Ngoài xã 0 0

Hàng năm cứđến vụ Nhãn, HTX Nhãn chín muộn tạo công ăn việc làm cho 20- 30 phụ nữ và trẻ em cùng tham gia vào nghề bóc long nhãn. Tuy chỉ là nghề thời vụ, kéo dài trong khoảng một tháng trong mùa hè nhưng thu nhập mang lại cũng khá. Nghề bóc long nhãn không có gì khó, chỉ cần kiên trì, chịu khó nên ai cũng có thể tham gia. 1kg nhãn quả tươi bóc ra thành long thì tiền công là 3.500 - 4.000 đồng/kg. Một người có thể bóc được từ 50 đến 60 kg quả tươi/ngày, bình quân mỗi người bóc long thu nhập từ 100.000 đến hơn 200.000 đồng/ngày.

Điều này cho thấy với tình hình lao động địa phương như trên tác động không nhỏ đến tăng thu nhập hộ gia đình, trên đại bàn xã chỉ còn rất ít hộ nghèo và cận nghèo. Đa số các hộ có kinh tế từ khá trở lên và phát triển bền vững trên đất nhà, mức thu nhập trung bình 470 triệu/hộ/năm.

Bảng 3.3: Tình hình thu nhập Bản Số vụ Năng suất Đầu tư

(triệu đồng) Thu nhập DT thuần (triệu đồng) Sang 1 27,5 260 450 TK Nà sản 1 25,0 273 410 Cườm 1 22,5 288 360 Hời 1 25,0 395 660 Nguồn: Kết quả khảo sát - 2020

Với một vụ một năm nhưng thu nhập từ nhãn khá cao bình quân trung bình hơn 500 triệu đồng một năm. Trong năm 2020, Bản Hời xã Chiềng Mung có thu nhập cao nhất lên đến 660 triệu đồng/vụ /năm tuy nhiên vốn đầu tư cũng lớn lên đến 395 triệu đồng trên/vụ/năm.

Hiện nay, nhãn đang tập trung chăm sóc theo quy trình VietGAP, áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, đặc biệt là sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học và đảm bảo đúng thời gian cách ly để tạo sản phẩm an toàn. Các hộ nông dân nhận thức được tầm quan trọng của quy trình sản xuất này nên đều tích cực thực hiện theo hướng dẫn đểđảm bảo cây nhãn phát triển tốt nhất. Xác định nhãn là cây trồng mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân.

Nguồn vốn tín dụng từ các NHTM đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu vốn của các đối tượng, kết quả cho thấy mức đáp ứng trung bình đạt 51,16%.

Như vậy, tín dụng NHTM hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu vốn của các đối tượng nông hộ và doanh nghiệp, với mức lãi suất trung bình năm 2020 là 7%/năm. Tuy nhu cầu vốn chỉ mới được đáp ứng một nửa, nhưng các đối tượng lại rất nhạy cảm về mức lãi suất. Khi được hỏi, nếu lãi suất của ngân hàng tăng lên, có đến 93% đối tượng lựa chọn sẽ không tiếp tục vay vốn từ NHTM. Vì vậy, sự cạnh tranh của các NHTM có thể nằm ở mức lãi suất và hạn mức cho vay. Nếu các NHTM khai thác tốt, sẽ mở rộng hạn mức vay vốn cho đối tượng trên, giúp tăng cường doanh thu tín dụng cho các ngân hàng lẫn đáp ứng thêm nhu cầu vốn sản xuất nông nghiệp cho các hộ nông dân và doanh nghiệp.

Biểu 3.1: Nhu cầu vay vốn các hộ trong các bản

Những khó khăn khi vay vốn: Các khách hàng đã từng vay vốn tín dụng từ các NHTM được hỏi về những khó khăn trong quá trình vay vốn, có 2 khó khăn lớn nhất được chỉ ra, đó là: việc định giá tài sản đảm bảo còn thấp và thời hạn vay còn quá ngắn, vốn được duyệt thấp hơn nhu cầu, bắt buộc phải có tài sản đảm bảo, thủ tục phức tạp…. Như vậy, việc nhu cầu vốn của các đối tượng vẫn chưa được thỏa mãn cả về mức vốn cần vay và thời hạn vay…. Các đối tượng vay vẫn chưa hài lòng về việc tài sản thế chấp của mình còn bị định giá thấp, không giải quyết được hết nhu cầu vay vốn của mình.Qua Biểu đồ ta thấy rằng nhu cầu vay vốn của tiểu khu Nà Sản cao hơn các bản khác chiếm 35% trong tổng số 200 hộ được điều tra. Được thiên nhiên ưu đãi về chất đất và nguồn nước Tiểu khu Nà Sản đang phát triển

17% 35% 20% 28% Bản Sang TK Nà Sản Bản Cưởm Bản Hời

0 10 20 30 40 50 60

Bản Sang TK Nà Sản Bản Cườm Bản Hời

Bán nhãn cho HTX Bán thương lái rất mạnh về nông nghiệp. Nông dân Tiểu khu Nà Sản tích cực trồng các loại cây ăn quả như cam, bưởi, thanh long, nhãn... để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống. Tuy nhiên hầu hết các hộ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, theo hướng tự phát và không tập trung, do đó, năng suất, sản lượng đạt thấp, đầu ra của sản phẩm bấp bênh.

Nhu cầu vay vốn thấp nhất ở bản Sang là 17% còn lại là bản Cườm và Bản Hời là 20% và 28%, tiểu khu Nà Sản 35%.

3.1.1.4. Tình hình tiêu thụ nhãn của các hộ

Năm 2020, diện tích nhãn cho thu hoạch của tỉnh đạt 15.090 ha; sản lượng dự kiến đạt 73.000 tấn; trong đó, diện tích được cấp mã vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu có sản lượng khoảng 33.410 tấn (xuất khẩu trên 8.100 tấn nhãn quả tươi sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, Australia, EU, Trung Đông, Đông Nam Á).

Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm nhãn quả tươi, long nhãn của tỉnh Sơn La được đánh giá cao, có đặc trưng riêng về mẫu mã, hương vị, đáp ứng cơ bản các điều kiện về xuất xứ, chất lượng, mẫu mã để tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại trong nước và xuất khẩu. “Tuần lễ Nhãn và Nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2020” thu hút sự tham gia của 21 doanh nghiệp, hợp tác xã, với quy mô 30 gian hàng, giới thiệu đến người dân Thủđô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận các mặt hàng nông sản an toàn của tỉnh Sơn La đạt chứng nhận VietGAP, GobalGAP.

Sản lượng nhãn còn lại được các HTX thu gom chế biến thành long nhãn.

Biểu 3.2: Tổng hợp tình hình tiêu thụ nhãn của các hộ

Qua điều tra 04 bản chúng tôi nhận thấy rằng, có khoảng 62% số hộ tiêu thụ nông sản tươi phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu chủ yếu tập trung ở tiểu khu Nà Sản, bản Sang; 38% tìm đến HTX nhãn chín muộn để tiêu thụ và nguyên liệu sản xuất long nhãn. HTX Chín muộn đã đầu tư kho lạnh và dự kiến tăng số lượng lò sấy trong các năm tiếp theo. Đủ năng lực thu mua và dự trữ nhãn của các thành viên trong hợp tác xã, đảm bảo thu mua với giá ổn định cho thành viên hợp tác.

3.1.2. Nhim v, gii pháp phát trin vùng nhãn nâng cao giá tr

3.1.2.1. Công tác tuyên truyền

Lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế, thế mạnh của địa phương theo định hướng của tỉnh, trong đó tập trung chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và một số cây trồng hiệu quả kinh tế và môi trường.

3.1.2.2. Công tác thực hiện quy hoạch

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy hoạch của từng loại quả, đảm bảo phù hợp giữa quy hoạch từng lĩnh vực với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của huyện, tỉnh.

Tiếp tục phối hợp với các sở ban ngành của tỉnh triển khai rà soát, kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

3.1.2.3. Công tác quản lý quy trình sản xuất; quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp

Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng chứng nhận các quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm quả.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất, hạn chế sử dụng thuốc hóa học; sử dụng thuốc theo đúng chủng loại, liều lượng, đúng cách và đúng thời điểm cho từng loại cây, từng loại đối tượng sâu, bệnh hại. Tăng cường cây che bóng mát, phân bón hữu cơ… nhằm giảm thiểu việc dùng nhiều phân, thuốc hóa học. Áp dụng các chế phẩm sinh học trong công tác phòng, chống sâu bệnh, xử lý môi trường.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp đầu vào phục vụ sản xuất, hàng năm xây dựng kế hoạch, tổ chức từ 2 - 3 đợt kiểm tra chất lượng vật

tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), kịp thời phát hiện và có những biện xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm tạo lòng tin cho người sản xuất.

3.1.2.4. Vốn và tư liệu sản xuất

Vềđất đai: Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai để tập trung hóa, hình thành các khu tập trung, liền vùng, liền khoảnh.

Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn… để phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tạo điều kiện thu hút khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư vào vùng nguyên liệu, đầu tư xây dựng nhà máy để chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu đề ra. Sử dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách, nguồn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

3.1.2.5. Hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Khuyến khích và hỗ trợ thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Liên hiệp HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, thông qua đó để hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, đồng thời là đầu mối để tiếp nhận sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước.

Phối hợp với các sở, ngành của tỉnh xây dựng tên gọi, xuất xứ hàng hóa tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, duy trì và bảo vệ thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới; tăng cường công tác xúc tiến thương mại; hỗ trợ thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 64)