Một số mô hình tại tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 47 - 48)

4. Ý nghĩa của luận văn

1.5.2.4.Một số mô hình tại tỉnh Sơn La

Một số mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp tại tỉnh Sơn La đã và đang mang lại hiệu quả, lợi ích cho người nông dân thu nhập ổn định và cho các hợp tác xã, doanh nghiệp có nguồn nông sản tiêu thụ ở trong tỉnh và sang các tỉnh bạn, như doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến đã liên kết phối hợp với nông dân huyện Thuận Châu và địa bàn thành phố Sơn La sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Nhật Bản ...

HTX sản xuất rau an toàn Ta Niết xã Chiềng Hắc, Yên Châu, Sơn La đã xây dựng được mô hình liên kết giữa các hộ nông dân với quy mô 14.5 ha, mô hình liên kết này theo quy trình từ sản xuất tới tiêu thụ đáp ứng tiêu chuẩn VIETGAP do vậy ngay từ các khâu chọn đất canh tác, chọn giống, nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ hay khâu thu hoạch, sơ chế, đóng gói nông sản đều phải tuân thủ các quy trình, sản phẩm nông sản cung cấp cho thị trường tại tỉnh Sơn La mà còn tham gia vào hệ thống các siêu thị lớn tại Hà Nội như: Minh Hoa, Fivimart, Coopmart, Ocean Mart...

Phương án liên kết sản xuất và tiêu thụ chè, xây dựng cánh đồng lớn tại Mộc Châu. Với tổng số 840 hộ tham gia liên kết sản xuất chè, diện tích 426,71 ha, chiếm 9,9% tổng diện tích chè toàn tỉnh. Đến nay, các đơn vịđã triển khai ký kết hợp đồng với hộ dân tham gia liên kết và tiến hành thu mua chè do hộ gia đình, cá nhân sản xuất theo đúng quy định của hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, còn một số mô hình đã mang lại hiệu quả cao, như HTX Tự Nhiên (Mộc Châu), Chiềng Phú (Yên Châu), Tiên Sơn, Diệp Sơn (Mai Sơn)... Các mô hình này đều đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Không chỉ mở rộng thị trường tiêu thụở các siêu thị tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, một số hàng nông sản của các HTX ở Sơn La còn bước đầu được xuất khẩu ra nước ngoài (đặc sản Xoài Sơn La xuất khẩu sang thị trường Úc)…

HTX Nhãn chín muộn Chiềng Mung, là một mô hình đã và đang là một mô hình phát triển của xã Chiềng Mung. Là một đơn vị đi đầu trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm Long nhãn của xã. Nhiệm vụ chính của HTX là tổ chức thu mua, bảo quản, chế biến các sản phẩm nhãn. HTX Nhãn chín muộn với ngành nghề kinh doanh là nhãn và chăm sóc cây giống nông nghiệp, bình quân mỗi năm hợp tác xã đã sản xuất được 60-70 vạn cây giống gồm: Nhãn, xoài, cam, chanh, bưởi, bơ, đào... trong đó cây nhãn ghép là sản phẩm chủ lực được nhân ra từ vườn cây nhãn giống đầu dòng, với diện tích trồng nhãn 35 ha của hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP với sản lượng đạt hơn 500 tấn/năm. Hiện HTX đã đầu tư được kho lạnh rộng khoảng 1.000 m2 và với quy mô 10 lò sấy với năng suất 5 - 7 tấn nhãn tươi/ngày. Cung cấp nhãn tươi phục vụ cho nhu cầu bán nhãn tươi và sản xuất Long nhãn.

HTX nhãn chín muộn đã chủ động liên hệ với các HTX khác nắm tình hình sản xuất, thị trường, thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản đảm bảo yêu cầu phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, chủ động gửi mẫu nhãn chào hàng đến một số doanh nghiệp xuất, nhập khẩu để đánh giá chất lượng, mẫu mã trước khi quyết định ký kết hợp đồng thu mua xuất khẩu.

Sơđồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất long

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 47 - 48)