Cơ chế trong liên kết kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 34 - 36)

4. Ý nghĩa của luận văn

1.3.4.3.Cơ chế trong liên kết kinh tế

Để đảm bảo thành công của các liên kết kinh tế, cần có một cơ chế liên kết hợp lý để tạo môi trường chính sách minh bạch, bình đẳng giữa các chủ thể tham gia.

Theo “Thuyết thiết kế cơ chế” (Mechanism design Theory) đã đạt giải Nobel 2007 của ba nhà Kinh tế học người Mỹ là Leonid Hurwicz, Eric Maskin và Roger Myerson thì cơ chế có thể là mọi thể chế và “luật chơi” chi phối các sinh hoạt kinh tế, từ việc xây dựng kế hoạch trong một nền kinh tế chỉ huy, tổ chức nội bộ một công ty, đến việc buôn bán nhỏ lẻ trên thị trường. Theo quan điểm này, tất cả các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào một “cuộc chơi” đều phải tuân theo những quy tắc chung của “cuộc chơi” đó và các chủ thể khi tham gia vào chuỗi giá trị nông sản cũng không nằm ngoài quy luật này. Do vậy, quá trình liên kết giữa các bên mang tính bền vững và thành công đòi hỏi phải có một cơ chế liên kết rõ ràng, phù hợp với năng lực và hoàn cảnh nhất định.

Trong nghiên cứu về “Cơ chế liên kết kinh tế giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giảĐinh Sơn Hùng (2011) đã nhận định rằng “Hiện nay, cơ chế liên kết kinh tế chỉ mới dừng lại ở những hợp đồng hợp tác, biên bản thỏa thuận giữa các bên chứ chưa có một cơ chế liên kết cụ thể, xác định vai trò, trách nhiệm và những ràng buộc của các bên liên quan”. Chính vì đặc điểm này khiến cho liên kết vẫn còn rời rạc, mang tính chủ quan, chưa phát huy được hết tìm năng, thế mạnh của từng chủ thể. Điều cần thiết là có một cơ chế liên kết với sự tham gia của tất cả các bên. Như vậy liên kết mới có cái nhìn mang tính tổng thể, tránh được tình trạng mạnh ai nấy làm, dẫm chân nhau giữa các bên hoặc khi gặp những tranh chấp diễn ra, không có cơ sở pháp lý để giải quyết.

Bên cạnh đó, khi nói đến liên kết kinh tế thì chắc chắn sẽ phát sinh nhiều vấn đề mới vì mỗi chủ thể đều có một lợi ích khác nhau. Do vậy, bên cạnh có một cơ quan điều phối thì cần phải có một cơ chế chung để dung hòa lợi ích của các bên tham gia. Đểđạt được điều đó, cơ chế liên kết kinh tế cần phải đạt được một sốđặc điểm sau:

- Cơ chế liên kết phải được xây dựng dựa trên sự đồng thuận của các bên tham gia trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi. Cần hình thành hệ thống cơ chế sao cho vừa có tính ràng buộc, tổng quát, vừa có khả năng điều chỉnh uyển chuyển. Hệ thống các cơ chế có thể bao gồm:

+ Cơ chế mang tính ràng buộc: xây dựng theo hướng tổng quát, mang tầm nhìn lớn cho toàn chuỗi liên kết, dựa trên các định chế, quy phạm pháp luật của Việt Nam và quốc tế.

+ Cơ chế uyển chuyển, để có thể điều chỉnh cho thích hợp với những diễn biến mới của nền kinh tế, phù hợp với điều kiện phát triển riêng của từng địa phương. Thứ nhất, cơ chế liên kết ở cấp độ chính quyền. Hình thức thực thi của cơ chế này rất phong phú: đối thoại thông qua diễn đàn, các tổ công tác, hay cuộc gặp định kỳ với các nhà lãnh đạo địa phương với các cơ quan ban ngành chức năng và các doanh nghiệp...Thứ hai, cơ chế thông qua các hiệp hội nghề nghiệp, hội doanh nghiệp. Hỗ trợ xây dựng và phát triển thêm các hiệp hội có tổ chức tốt và đại diện được cho quyền lợi của các thành viên. Từ đó tạo tiền đề để mở rộng quy mô hoạt động, thu hút thêm các thành viên tham gia.

- Tuy nhiên, nguyên tắc đồng thuận chỉ phát huy tác dụng ở giai đoạn khởi động, song khi hợp tác đi vào chiều sâu, đối với một số vấn đề lớn hoặc hiệu quả

nhanh, nếu căn cứ theo nguyên tắc đồng thuận sẽ mất đi cơ hội, hoặc giá thành cao, không hiệu quả và mang tính hình thức. Do vậy cũng cần xây dựng cơ chế “đa số quyết định”. Điều này có thể xảy ra một số ảnh hưởng đối với lợi ích riêng lẻ của một địa phương nào đó. Tuy nhiên, để liên kết tổng thể thật sự hiệu quả và bền vững, đôi khi cũng cần hy sinh vì lợi ích chung và lâu dài của chuỗi liên kết.

Như vậy, về mặt lý thuyết cơ chế liên kết kinh tế là một hệ thống các quy định do cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền ban hành, nhằm vận hành, điều chỉnh, quản lý hệ thống các quan hệ, các yếu tố trong quá trình liên kết kinh tế giữa các chủ thể kinh tế nhằm đạt tới hiệu quả tối ưu cho sự phát triển kinh tế - xã hội tổng thể của địa phương. Trong phạm vi nghiên cứu về sự hợp tác, liên kết kinh tế trong nông nghiệp, các bên tham gia vào chuỗi liên kết này cần thiết phải xây dựng một cơ chế hoạt động rõ ràng và phù hợp nhằm tạo niềm tin và động lực phát triển cho từng chủ thể kể cả hộ nông dân, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp hay cơ quan quản lý nhà nước.

Trong phạm vi nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung tìm hiểu mức độ liên kết của các chủ thể khác nhau (Hộ nông dân, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và nhà nước) từ khâu sản xuất - tiêu thụ sản phẩm (chuỗi giá trị). Việc tạo ra sự liên kết của tất cả các chủ thể tham gia trong toàn bộ quy trình chuỗi theo nhận định sẽ rất khó khăn và phức tạp. Do đó, dựa trên những bài học thành công của các mô hình liên kết hiện nay, nhóm nghiên cứu cố gắng tạo ra mô hình liên kết nhỏ (có thể có hai, ba hoặc bốn chủ thể tham gia). Trong đó, tập trung vào việc nghiên cứu các cơ chế, vai trò, nhiệm vụ cũng như những điều kiện tác động nhằm đề xuất một mô hình bền vững, khắc phục những hạn chế nêu trên. Để thực hiện được mục tiêu này, phần trình bày dưới đây sẽ giới thiệu và tìm hiểu mô hình liên kết kinh tế nông nghiệp thông qua chuỗi giá trị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 34 - 36)