Những ràng buộc trong liên kết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 94 - 95)

4. Ý nghĩa của luận văn

3.2.6.Những ràng buộc trong liên kết

Các tác nhân trong sản xuất liên kết chuỗi giá trị long nhãn tại xã Chiềng Mung cần phải ký hợp đồng nhằm tạo ra các rằng buộc bắt buộc để đảm bảo lợi ích của các tác nhân tham gia như:

- Ràng buộc về thời gian: Cụ thể về thời gian sản xuất, cung ứng, thu mua, chế biến, bảo quản.

- Ràng buộc về số lượng:

Phần lớn các hợp đồng ký kết với người nông dân trong liên kết đều phải quy định rõ các chỉ tiêu về số lượng sản phẩm khi đến vụ thu hoạch, xử lý sản phẩm không đủ tiêu chuẩn, sản lượng này sẽ tính bình quân trên một đơn vị diện tích. Trong hợp đồng cũng ghi rõ, sản phẩm nông sản các hộ sản xuất ra đủ tiêu chuẩn sẽ được hợp tác xã Nhãn chín muộn bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

- Ràng buộc về chất lượng.

Chất lượng sản phẩm giao nhận phải đúng như hợp đồng đã ký kết với HTX nhãn chín muộn.

- Ràng buộc về giá cả.

Trong hợp đồng phải thể hiện rõ mức giá hợp tác xã ký kết với người nông dân đôi bên cùng có lợi.

- Ràng buộc về phương thức giao nhận, thanh toán sản phẩm.

Yêu cầu nhằm đảm bảo về phương thức giao nhận sản phẩm đầu vào và đầu ra của các bên tham gia.

Quy định rõ thời điểm thanh toán, thanh toán theo hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản.

- Ràng buộc vi phạm hợp đồng ký kết.

Đây là điều khoản ràng buộc khi xảy ra khi một trong hai bên vi phạm điều khoản trong hợp đồng ký kết nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.

- Ràng buộc xử lý rủi ro

Nhằm gắn trách nhiệm của các bên tham gia liên kết và làm cho hợp đồng có tính bền vững hiệu quả, thì trong hợp đồng sẽ nêu rõ nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa hợp tác xã và người nông dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 94 - 95)