Phân tích chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 37 - 40)

4. Ý nghĩa của luận văn

1.4.2.Phân tích chuỗi giá trị

Tùy theo mục đích mà xem xét mức độ chi tiết khi phân tích chuỗi giá trị. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng ta tìm hiểu hai loại chuỗi giá trị giản đơn và chuỗi giá trị mở rộng

Chui giá tr nông sn gin đơn

Hoạt động trong các khâu cơ bản từ điểm khởi đầu sản xuất ra nông sản đến điểm kết thúc của sản phẩm, tức bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng (từ thiết kế - sản xuất, phân phối - tiêu dùng). Chẳng hạn, hộ nông dân trồng rau xanh, sau khi thu hoạch, mang ra chợ bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Có thể trước khi đem ra bán, hộ nông dân có sơ chế rau xanh của mình bằng cách nhặt bỏ rễ, lá sâu… và rửa sơ qua bằng nước. Trong chuỗi giá trị chỉ có sự tham gia của người nông dân - người sản xuất trực tiếp và người tiêu thụ nông sản cuối cùng.

Chui giá tr nông sn m rng

Chuỗi giá trị nông sản mở rộng là được chi tiết hóa hay chuyên môn hóa các hoạt động và các khâu trong chuỗi giá trị nông sản giản đơn. Mức độ chi tiết, chuyên môn hóa càng cao thì thể hiện càng nhiều bên tham gia và có liên quan đến

Đầu vào sản xuất

- Lao Động

- Phân bón

- Giống cây trồng

- Dịch vụ tín dụng

- Dịch vụ làm đất

Quá trình sản xuất của

nhiều chuỗi giá trị khác nhau. Cũng giống như chuỗi giá trị nông sản giản đơn, vấn đề ở đây là những hoạt động nào và thành phần nào của chuỗi được phối hợp và có khả năng tăng giá trị. Quan trọng hơn là tác nhân nào đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi giá trị, giữ vai trò phối hợp và thúc đẩy hoạt động hiệu quả của toàn bộ chuỗi.

- Các tác nhân tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị: Các nhân tố và các liên kết chính trong chuỗi giá trị cần được xác định và làm rõ. Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị được tạo ra bởi các liên kết giữa các tác nhân với nhau và ngay trong tác nhân (intra và inter actor) qua thấu kính của các vấn đề về quản trị, nâng cấp và phân phối

Tùy theo tính chất của sản phẩm (có thể tiêu dùng ngay hay phải qua sơ chế/chế biến), vị trí của người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường (trong vùng hay ngoài vùng, trong nước hay ngoài nước) mà số lượng các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị của sản phẩm có sự khác nhau. Ngoài ra cũng tùy tính chất của mỗi tác nhân chính trong chuỗi mà có yêu cầu các hoạt động hỗ trợ khác nhau, qua đó mức độ tham gia của các tác nhân này cũng khác nhau trong chuỗi giá trị nông sản. Cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị thì vấn đề quan trọng là xác định những hoạt động, thành phần nào của chuỗi cần được hay có thể phối hợp và gia tăng giá trị cho sản phẩm cuối cùng. Điều quan trọng là phải xác định được ai đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi giá trị, ai sẽ phối hợp và thúc đẩy toàn bộ hoạt động của toàn chuỗi.

Quá trình sản xuất của Thu mua, bán buôn Người thu gom Người bán buôn Người bán lẻ Quá trình sản xuất của người Quá trình sản xuất của người Quá trình sản xuất của người Người thu gom Người thu gom Người bán lẻ Người bán lẻ Sơ chế Phân phối Người thu gom Người thu gom Người tiêu dùng

Theo đó, trong chuỗi giá trị nông sản, sự tham gia trực tiếp vào chuỗi có thể ở công đoạn sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm thô (tươi sống), hoặc công đoạn chế biến bao gồm sơ chế và tinh chế nông sản. Tham gia vào khâu sản xuất nông nghiệp thường là những hộ nông dân, các trang trại với quy mô sản xuất rất khác nhau do điều kiện đất đai, nguồn nước và các điều kiện khác quyết định. Tham gia vào công đoạn chế biến nông sản lại gồm nhiều hình thức khác, như chế biến thủ công, chế biến cơ giới, chế biến tự động hóa và kết hợp giữa thủ công và tự động hóa.

Điều quan trọng là giá trị gia tăng được tạo ra ở hai nhóm công đoạn trên khác nhau, thường thì ở công đoạn sản xuất nông nghiệp chỉ tạo ra giá trị gia tăng rất thấp do năng suất của ngành nông nghiệp thấp hơn so với khu vực chế tạo, quá trình sản xuất với đối tượng là cây trồng, vật nuôi là những sinh vật sống có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng, lại chịu sựảnh hưởng của khả năng sử dụng đất đai, nguồn nước cũng như ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, thời tiết… nên có rất nhiều hạn chế.

Ngoài ra, tại các nước đang phát triển như Việt Nam, quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ bé, tính chất sản xuất hàng hóa chưa cao, còn mang nặng tính tự cấp tự túc, lao động thủ công là chính nên năng suất lao động thấp và hạn chế, hơn nữa, khả năng thay đổi công nghệ sản xuất rất khó khăn, khả năng đầu tư vào công nghệ mới rất hạn chế; nông dân thường sản xuất theo tập quán, kinh nghiệm từ xưa đến nay, truyền từđời này sang đời khác, lạc hậu… nên ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của sản xuất và vị thế của nông dân trong đàm phán nói chung và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản nói riêng.

Trong khi đó, sở hữu công đoạn chế biến là những nhà đầu tư có vốn, có mục đích kinh doanh vì lợi nhuận, họ giữ bí quyết chế biến, và sử dụng nó để mưu cầu lợi nhuận. Một nhà chế biến có thể có mối quan hệ với nhiều hộ nông dân sản xuất, vì vậy họ thường mua bán với hộ nông dân theo nguyên lý “mua đứt, bán đoạn”. Sự chia sẻ lợi ích giữa hai công đoạn sản xuất và chế biến là hết sức khó khăn và luôn ẩn chứa những mâu thuẫn, đôi khi nảy sinh quan hệđối kháng, bất hợp tác.

Sự hợp nhất giữa hai nhóm công đoạn nói trên tạo ra mối liên kết dọc và là điều kiện tiên quyết của sự hình thành và phát triển chuỗi giá trị nông sản.

Trong trường hợp chuỗi giá trị nông sản mang tính toàn cầu thì hai công đoạn này phải được tổ chức rất chặt chẽđể tạo nên mối liên kết dọc giữa sản xuất

nông nghiệp với chế biến công nghiệp, điều này là vô cùng khó vì nhà chế biến thường không quan tâm tới sự hài lòng hay không của người nông dân đã cung cấp đầu vào sản phẩm cho mình. Vì vậy sự tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị nông sản ở công đoạn sản xuất nông nghiệp tuy không khó khăn, do không đòi hỏi nhiều vốn và kỹ thuật cao, nhưng gặp trở ngại lớn về khả năng liên kết với các tác nhân ở công đoạn chế biến, tức là liên kết giữa tầng lớp nông dân và các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 37 - 40)