Khả năng đầu tư của người dân khi tham gia vào liên kết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 82 - 84)

4. Ý nghĩa của luận văn

3.2.3.3. Khả năng đầu tư của người dân khi tham gia vào liên kết

Nông dân là chủ thể chính trong chuỗi giá trị liên kết, trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải thay đổi tư duy, thói quen sản xuất, làm sao đểđáp ứng nhu cầu thị trường chứ không phải cố hữu với tập quán sản xuất lạc hậu, làm những gì mình có mà không phải là thứ thị trường cần. Khi nhu cầu xã hội ngày càng cao thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm thông qua áp dụng những tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, OCOP trong canh tác là điều bắt buộc, nếu không muốn tựđánh mất cạnh tranh.

Qua khảo sát 100 hộ trên 4 bản cho thấy rằng các hộ nông dân đã nhận thấy họ cần phải chuyển đổi cách làm ăn do giá cả không ổn định, khả năng tiếp cận với vốn sản xuất trong nông nghiệp kém, giá do thương lái quyết định, năng suất sản phẩm thấp. Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường .

Bảng 3.4: Nhu cầu và khả năng chuỗi giá trị liên kết của các hộ

STT Cung cấp vật tư Tiêu thụ sp

Doanh nghiệp 12 34

Hợp tác xã 19 58

Nông dân 79 8

Qua biểu 3 cho thấy nông dân muốn liên kết với các doanh nghiệp và hợp tác xã, tuy nhiên chỉ có 8 đối tượng muốn doanh nghiệp cung ứng vật tư 7 đối tượng muốn hợp tác xã cung ứng vật tư, còn lại chủ yếu mong muốn do người nông dân tự mình đi mua vật tư để về sản xuất, nhưng về vấn đề tiêu thụ sản phẩm thì họ lại mong muốn doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho họ, 34 đối tượng mong muốn doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, 58 đối tượng mong muốn hợp tác xã, còn 8 đối tượng lại mong muốn tự mình đi tiêu thụ sản phẩm mình làm ra, điều này cho thấy một thực tế người dân chỉ biết sản xuất, còn thị trường tiêu thụ lại không có, còn doanh nghiệp thì không có nhiều đất, không đủ khả năng trồng trọt với số lượng lớn, vậy nên họ phải liên kết với nhau, chia nhau phần lợi nhuận, sản sẻ với nhau rủi ro. Nông dân cùng với việc liên kết với doanh nghiệp, chính quyền các xã, phường của thành phố cũng tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Đặc biệt, tập trung sản xuất theo quy trình mà hợp đồng yêu cầu, tạo chữ tín với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh giúp cho hoạt động sản xuất bền vững và hiệu quả.

Bảng 3.5: Khảo sát nhu cầu tham gia liên kết “bốn nhà” của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Số lượng Tỉ trọng (%)

Có nhu cầu 100 100%

Không có nhu cầu 0 0%

Tổng 100 100%

Theo số hộ được hỏi, cho kết quả như sau: tất cả những hộ đã, đang tham gia một mô hình liên kết nào đó trong xã, có thể liên kết dọc giữa doanh nghiệp với người nông dân, hoặc giữa các hộ nông dân với nhau. Nhưng khi được hỏi có tham gia liên kết “bốn nhà” thì 100% các hộ đều mong muốn được tham gia liên kết này

và mong muốn chủ yếu là tìm kiếm thị trường đầu vào và đầu ra cho sản phẩm cũng như được hướng dẫn kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và mong muốn để tăng thu nhập cho các hộ tuy nhiên vấn đề cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng, người dân đang còn thắc mắc do vậy việc liên kết với các nhà khoa học, nhà nước, và doanh nghiệp sẽ giải quyết được thắc mắc của họ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)