0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị long nhãn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ LONG NHÃN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA (Trang 89 -94 )

4. Ý nghĩa của luận văn

3.2.5. Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị long nhãn

* Các đối tượng tham gia liên kết bao gồm:

- Các h nông dân trong HTX: là tập hợp các hộ nông dân liên kết với nhau để sản xuất nông nghiệp. Trong mô hình này giữa các hộ nông dân có liên kết với nhau, tạo thành từng nhóm, những hộ này có thể giúp đỡ nhau trong sản xuất, cho mượn công lao động, công cụ…, có thể từ 5-7 nông hộ:

+ Tổ chức các hộ nông dân trong nhóm đi tập huấn kỹ thuật.

+ Đứng ra nhận vật tư từ các đối tượng khác và phân chia cho các hộ trong nhóm.

+ Làm việc với các ngân hàng hay tổ chức tín dụng về vấn đề vay vốn cho các nông hộ.

+ Các nông hộ ký hợp đồng trực tiếp với HTX, doanh nghiệp nông nghiệp.

+ Thu gom sản phẩm từ các hộ nông dân trong nhóm cho HTX hoặc Doanh nghiệp sơ chế, chế biến bảo quản nông sản.

- HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhãn chín muộn ở xã Chiềng Mung huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La:

+ Cung ứng giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cho trưởng nhóm nông dân.

+ Vận chuyển sản phẩm nông sản từ trưởng nhóm đến nơi sơ chế, chế biến nông sản.

+ Xây dựng và thiết kế quy trình sấy Long nhãn.

+ Tiến hành lựa chọn, sơ chế, và đưa nhãn đã xử lý vào lò sấy. + Đóng gói bao bì, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

+ Tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua các kênh tiêu thụ trực tiếp, gián tiếp.Kết hợp với UBND huyện, tỉnh, tham gia các hội chợ hàng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh khác.

+ Thông qua các kênh bán hàng để dễ dàng tìm kiếm và mở rộng thị trường ra các tỉnh khác và xuất khẩu sang một số nước như Trung Quốc, thị trường EU.

+ Ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác, hợp đồng kinh tế với những siêu thị trong và ngoài tỉnh.

+Phối hợp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng hỗ trợ vay vốn ưu đãi với các hộ nông dân.

+Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX, DN nông nghiệp đầu tư vào xây dựng mô hình liên kết.

+ Tham gia các hội chợ thương mại hàng nông nghiệp của các tỉnh khác, nhằm giúp đỡ HTX quảng bá sản phẩm của mình.

+ Chỉ đạo các phòng ban có liên quan, trực tiếp cử cán bộ hỗ trợ HTX trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Đảm bảo an toàn, về tài sản, con người cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư.

+ Tuyên truyền vận động bà con nông dân thực hiện nếp sống nông thôn mới, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, xóa bỏ hủ tục mê tín dị đoan.

+ Liên hệ và tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn kỹ thuật, quản lý kinh tế cho người nông dân.

+ Cử cán bộ đi tập huấn các lớp nông, lâm nghiệp trong tỉnh để nâng cao trình độ cho cán bộ.

+ Cử cán bộ, phòng ban liên quan để giám sát trong quá trình liên kết, có vấn đề gì có thể giải quyết ngay.

+ Tạo cơ chế hành lang pháp lý thông thoáng, mời chào các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn.

+ Phối hợp với các tour du lịch các địa phương, các công ty du lịch. - UBND huyện, tỉnh:

+ Ban hành những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện. Phối hợp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng hỗ trợ vay vốn ưu đãi với các hộ nông dân.Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX, DN nông nghiệp đầu tư vào xây dựng mô hình liên kết.

+ Phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn, hỗ trợ phương án cho người dân vay vốn đểđầu tư làm ăn với lãi suất ưu đãi.

+ Phân loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; rà soát mô hình, phương án hỗ trợ sản xuất; định hướng chuyển đổi cơ

cấu cây trồng, vật nuôi... Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ phát triển kinh tế , an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền vững, các hoạt độn về văn hóa - xã hội.

+ Huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng.

+ Sửa chữa lại toàn bộ hệ thống đường giao thông nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi hàng hóa từ bên ngoài vào địa bàn.

+ Phối hợp với các sở ban nghành trong tỉnh, liên kết với các tỉnh bạn, tổ chức hội chợ nông nghiệp giới thiệu sản phẩm nông sản.

+ Phối hợp các sở liên quan mở mô hình chỉ dẫn địa lý nhằm quảng bá sản phẩm, phát triển du lịch.

- Ngân hàng chính sách và các tổ chức tín dụng:

+ Phối hợp với UBND xã, huyện, tỉnh ban hành những chính sách vay vốn ưu đãi, hỗ trợ sản xuất cho hộ nông dân.

+ Giải ngân cho các hộ có đề nghị vay vốn trong xã.

+ Giảm thiểu thủ tục pháp lý để người dân nghèo có thể vay được vốn.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách đến tận cơ sở, tới từng đối tượng thụ hưởng, đồng thời tiếp nhận vốn từ Trung ương chuyển vềđịa phương.

+ Hỗ trợ vốn đối với các hợp tác xã, doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh đầu tư vào xã.

+ Tập trung nguồn vốn để cho vay trồng cây ăn quả hỗ trợ những nông dân cần vay vốn.

- Trung tâm khuyến nông, các nhà khoa học:

+ Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cho các hộ nông dân. + Nghiên cứu chất đất và tìm nguồn phân bón phù hợp với địa hình thổ nhưỡng tại địa phương.

+ Nghiên cứu các biện pháp tưới tiêu phù hợp với địa hình dốc và các biện pháp ngăn ngừa xói mòn rửa trôi dinh dưỡng của đất.

+ Nghiên cứu các thông tin về thị trường, giá cả sản phẩm để đưa ra các phương án tiêu thụ cho phù hợp.

+ Nghiên cứu và phát triển giống cây ăn quả mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã.

- Cửa hàng nông nghiệp, đại lý nông nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp:

+ Cung cấp và vận chuyển giống vật tư, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giao cho trưởng nhóm nông dân.

+ Tư vấn cho trưởng nhóm nông dân về cách sử dụng, thời gian sử dụng của các loại vật tư nông nghiệp.

* Các điu kin để có th thc hin được mô hình liên kết ‘4 nhà’ ti xã Ching Mung huyn Mai Sơn.

+ Người nông dân phải là chủ thể chủ yếu của chuỗi liên kết phải đảm bảo điều kiện về diện tích, giống nhãn , cách chăm sóc theo quy trình của hợp tác xã.

+ Cần trang bị những kiến thức sản xuất, tiêu thụ, thị trường nông sản, cho những chủ thể chính trong liên kết.

+ Cần có các chính sách hỗ trợ người dân, cho vay vốn với lãi xuất thấp, thời gian trả lãi chậm của các ngân hàng.

+ Chính sách hỗ trợ vốn đối với các doanh nghiệp, HTX có phương án sản xuất kinh doanh trong địa bàn xã.

+ Các chính sách hỗ trợ quảng bá sản phẩm của các HTX, DN nông nghiệp thông qua các hội chợ thương mại của các tỉnh và thành phố lớn.

+ UBND Huyện, xã thường xuyên tổ chức tập huấn giống mới, kỹ thuật trồng và chăm sóc cho người nông dân và HTX.

+ Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho người nông dân và HTX trong việc tập trung ruộng đất.

+ Tham quan các mô hình liên kết có hiệu quả ở trong tỉnh, hoặc các tỉnh ngoài.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ LONG NHÃN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA (Trang 89 -94 )

×