Xu hướng phát triển nông sản thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 73 - 74)

4. Ý nghĩa của luận văn

3.2.1.1. Xu hướng phát triển nông sản thế giới

Trong thời đại công nghiệp 4.0 nền nông nghiệp của các nước trên thế giới cũng dần chuyển mình, thuật ngữ nông nghiệp thông minh ra đời, Nông nghiệp thông minh là việc ứng dụng thành tự trí tuệ nhân tạo và phương tiện liên lạc, điều khiển hiện đại vào từng khâu sản xuất. Bằng thiết bị liên lạc, người nông dân có thể kết nối với các thiết bị lắp đặt trên đồng ruộng nhờ vào hệ thống cảm biến thu thập, phân tích dữ liệu.

Một khái niệm khác cũng được sử dụng cho cách thức này là ứng dụng Internet vạn vật (IoT). Toàn bộ chu trình thu thập và xử lý dữ liệu hoàn toàn tự động, đến người nông dân sẽ là phương án chờ quyết định cuối cùng, về sức khỏe cây trồng vật nuôi, về dịch bệnh, đất, nước hay dự báo xu thế thời tiết...

IoT là điểm khởi đầu, khi áp dụng đại trà sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới trong sản xuất nông nghiệp, tối ưu hóa cả một hệ thống sản xuất, đưa lại năng suất

vượt trội so với canh tác truyền thống trong khi giảm thiểu nguy cơ bệnh dịch và nâng cao hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm.

Các phát minh mới trong nông nghiệp đang tạo ra cuộc cách mạng mới gọi là nông nghiệp công nghệ cao. Nó giữ vai trò quan trọng để nâng cao năng suất nhưng vẫn thân thiện với môi trường. Ngân hàng Thế giới đánh giá rằng, chỉ có công nghệ cao mới giúp các nước đang phát triển thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Có thể kể ra một số xu hướng sẽ chi phối sản xuất nông nghiệp trong năm 2021 và nhiều năm tiếp theo: Ứng dụng hình ảnh siêu phổ và thuật toán để tính toán năng suất; thiết bị không người lái vừa cung cấp dữ liệu hình ảnh để phân tích các yếu tố môi trường, khí hậu, dịch bệnh... và tham gia cả với vai trò phương thức sản xuất; tích hợp kỹ thuật, phân tích dữ liệu, công nghệ sinh học nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng đất, dinh dưỡng động vật; ứng dụng công nghệ “blockchain” nhằm có được giải pháp tổng thể “đầu - cuối” trong toàn bộ chuỗi cung ứng; ứng dụng công nghệ chỉnh sửa bộ gen tạo ra giống rau, hoa quả có năng suất cao hơn, dinh dưỡng cao hơn, kháng bệnh tốt hơn, chống ô xy hóa hiệu quả hơn.

3.2.1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn tầm nhìn đến 2030

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)