4. Ý nghĩa của luận văn
3.1.1.4. Tình hình tiêu thụ nhãn của các hộ
Năm 2020, diện tích nhãn cho thu hoạch của tỉnh đạt 15.090 ha; sản lượng dự kiến đạt 73.000 tấn; trong đó, diện tích được cấp mã vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu có sản lượng khoảng 33.410 tấn (xuất khẩu trên 8.100 tấn nhãn quả tươi sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, Australia, EU, Trung Đông, Đông Nam Á).
Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm nhãn quả tươi, long nhãn của tỉnh Sơn La được đánh giá cao, có đặc trưng riêng về mẫu mã, hương vị, đáp ứng cơ bản các điều kiện về xuất xứ, chất lượng, mẫu mã để tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại trong nước và xuất khẩu. “Tuần lễ Nhãn và Nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2020” thu hút sự tham gia của 21 doanh nghiệp, hợp tác xã, với quy mô 30 gian hàng, giới thiệu đến người dân Thủđô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận các mặt hàng nông sản an toàn của tỉnh Sơn La đạt chứng nhận VietGAP, GobalGAP.
Sản lượng nhãn còn lại được các HTX thu gom chế biến thành long nhãn.
Biểu 3.2: Tổng hợp tình hình tiêu thụ nhãn của các hộ
Qua điều tra 04 bản chúng tôi nhận thấy rằng, có khoảng 62% số hộ tiêu thụ nông sản tươi phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu chủ yếu tập trung ở tiểu khu Nà Sản, bản Sang; 38% tìm đến HTX nhãn chín muộn để tiêu thụ và nguyên liệu sản xuất long nhãn. HTX Chín muộn đã đầu tư kho lạnh và dự kiến tăng số lượng lò sấy trong các năm tiếp theo. Đủ năng lực thu mua và dự trữ nhãn của các thành viên trong hợp tác xã, đảm bảo thu mua với giá ổn định cho thành viên hợp tác.