4. Ý nghĩa của luận văn
1.5.2.2. Tại tỉnh An Giang
An Giang có thể được xem là một trong những địa phương đi đầu trong việc xây dựng mô hình liên kết bốn nhà. Ngay từ năm 2000, tỉnh An Giang đã mạnh dạn đưa ra chủ trương “liên kết bốn nhà” nhằm kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo, điểm hình như mô hình liên kết sản xuất lúa Nhật giữa Công ty Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex) và Công ty Kitoku của Nhật Bản với mục tiêu sản xuất lúa Nhật có giá cố định theo hợp đồng ngay từ đầu vụ. Đầu năm 2003, Hiệp hội nuôi và chế biến thủy sản An Giang được thành lập, nhằm mục đích hình thành cách làm ăn mới theo hướng gắn kết giữa người nuôi, nhà chế biến và tiêu thụ sản phẩm, kết hợp hài hòa các lợi ích. Vụđông xuân năm 2004, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của tỉnh đã ký hợp đồng bao tiêu hơn 45.000ha lúa chất lượng cao, Công ty Antesco ký kết hợp đồng bao tiêu bắp non với hộ nông dân...
Mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất lúa ở An Giang đã thực hiện được liên kết “dọc” giữa nông dân – tổ hợp tác – doanh nghiệp theo chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm, đồng thời giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, dồi dào để xây dựng sản phẩm chế biến. Qua đó cũng đã hình thành liên kết “ngang” giữa nông dân – tổ hợp tác nông nghiệp, trong đó người nông dân cùng hợp tác để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theo hợp đồng với doanh nghiệp, nâng cao năng lực cho chính họ và góp phần thực hiện thành công chỉ tiêu nông thôn mới đối với tiêu chí hợp tác sản xuất.
Kinh nghiệm thực hiện mô hình liên kết bốn nhà ở An Giang cho thấy thuận lợi cũng nhiều nhưng khó khăn cũng chẳng ít. Thuận lợi chủ yếu của mô hình là: (i) Do đây là phương thức làm ăn mới và được chính quyền nhiều địa phương chú trọng thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân như đề ra các chính sách
liên kết 4 nhà, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng và triển khai các đề án về tổ chức lại sản suất, gắn liền với chế biến và thị trường tiêu thụ; (ii) Nông dân được tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngày càng nhiều hơn, nhanh hơn và sâu rộng hơn, giúp tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận; (iii) Nông dân tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, tạo thương hiệu cho nông sản địa phương, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó, mô hình cũng bộc lộ nhiều khó khăn do mối liên kết giữa các chủ thể còn mang tính lỏng lẻo, mẫu thuẫn về lợi ích kinh tế: (i) Nhà nước chưa làm tốt vai trò chủđạo, chưa tạo ra được một hành lang pháp lý phù hợp; (ii) Nhà khoa học thiếu mạnh dạn, lúng túng trong việc xây dựng vai trò liên kết; (iii) Nhà doanh nghiệp thì sợ rủi ro, nhất là khi gặp rủi ro do thiên tai hay các nguyên nhân bất khả kháng khác; (iv) Nông dân không tuân thủ hợp đồng thường xuyên diễn ra.