Các hình thức liên kết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 26 - 28)

4. Ý nghĩa của luận văn

1.3.2.Các hình thức liên kết

- Hp đồng bng văn bn (hp đồng chính thng)

Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua nguyên vật liệu hoặc bán sản phẩm. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm nông sản về

việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường là với giá đặt trước”. Đây chính là hình thức kinh tế hợp tác trực tiếp, quan hệ giữa hai bên bị ràng buộc bởi hợp đồng, do đó nó có tính ổn định hơn. Quan hệ hợp tác trên cơ sở hợp đồng được thực hiện dưới hai hình thức:

+ Hợp đồng trên cơ sở cá nhân

Là quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất ( như nông hộ, trang trại) với cơ sở chế biến được thực hiện thông qua hợp đồng ký kết với hai bên. Các chủ thể có trách nhiệm giao nộp sản phẩm đúng thời hạn, địa điểm, số và chất lượng cho cơ sở chế biến. Ngược lại cơ sở chế biến có trách nhiệm nhận sản phẩm (nông sản) và thanh toán hợp đồng cho bên kia. Bên nào vi phạm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận.

+ Hợp đồng trên cơ sở nhóm:

Dạng thứ nhất: hợp tác thông qua hiệp hội, hiệp hội là tập hợp các nhà sản xuất có cùng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của quá trình sản xuất trên thị trường. Hiệp hội thay mặt các nhà sản xuất ký hợp đồng chung với cơ sở chế biến về thời gian giao nộp sản phẩm, địa điểm, số và chất lượng giá cả cũng như phương thức thanh toán.

Dạng thứ hai: hợp tác thông qua hợp tác xã dịch vụ. Người sản xuất có quan hệ gián tiếp với cơ sở chế biến và quan hệ trực tiếp với hợp tác xã dịch vụ. Hợp tác xã thay mặt người sản xuất đứng ra ký hợp đồng với cơ sở chế biến, trực tiếp thanh toán, nhận, trả với cơ sở chế biến sau đó thanh toán cho từng cơ sở sản xuất (hoặc từng hộ nông dân).

- Hp đồng ming (tha thun ming) là các thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt đông, công việc nào đó. Hợp đồng miệng cũng được các bên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng… Cơ sở của hợp đồng miệng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng. hợp đồng miệng thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, bạn bè, anh em ruột…) hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất – kinh doanh với nhau mà trong suốt quá trình hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín

với các đối tác. Tuy nhiên, hợp đồng miệng trong thực tế thường chỉ là các thỏa thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 26 - 28)