Liên kết trong sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 41 - 42)

4. Ý nghĩa của luận văn

1.5.1.2.Liên kết trong sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc

Các hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc mới trở nên phổ biến và mang lại hiệu quả khả quan từ thập niên 1990 nhờ vào chính sách công nghiệp hóa nông nghiệp. Bằng những chính sách hỗ trợ và khuyến khích sản xuất

theo hợp đồng của Chính phủ và chính quyền địa phương như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế... đã giúp cho ngành nông nghiệp nước này nâng cao thu nhập và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Việc liên kết sản xuất giữa nông dân và các chủ thể khác ở Trung Quốc bao gồm các hình thức: hợp đồng trực tiếp giữa nông dân và doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế lớn; giữa nông dân và người mua gom; giữa nông dân và chính quyền địa phương; và một số hình thức khác như tổ chức hợp tác của nông dân (Village cooperative organization) và hợp tác xã.

Để thúc đẩy sản xuất theo hợp đồng, Chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn và chỉ định các doanh nghiệp trung ương hoặc địa phương có tiềm lực kinh tế, quy mô lớn, có kỹ thuật và công nghệ ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân. Ủy ban phối hợp phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp quốc gia đưa ra tiêu chuẩn và giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp này. Nhờ đó việc sản xuất theo hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, hình thức hợp đồng giữa nông dân và người mua gom trung gian cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn và chủ yếu là hợp đồng miệng.

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, liên kết Sản xuất theo hợp đồng thành công còn tùy thuộc vào loại sản phẩm và thường liên quan nhiều đến những người mua có quy mô làm ăn lớn, chẳng hạn như công ty xuất khẩu hay các nhà máy chế biến lương thực. Những đối tượng này cần một nguồn cung nguyên liệu đều đặn và những nguyên liệu đó phải đảm bảo về quy chuẩn chất lượng nhất định. Do vậy, hình thức liên kết sản xuất theo hợp đồng thường ít thấy xuất hiện ở loại thực phẩm chính yếu, mà khá phổ biến trong hoạt động trồng trọt các cây công nghiệp (như mía, thuốc lá và cây chè), chăn nuôi gà, ở các trang trại bò sữa, làm vườn, đặc biệt là khi sản xuất cho đối tượng người tiêu dùng có thu nhập cao, những người sẵn sàng trả giá cao nhất cho chất lượng và an toàn thực phẩm. Và thực tế cho thấy, liên kết sản xuất theo hợp đồng có thể giúp những nông hộ nhỏ tăng thu nhập và tiếp cận với các thị trường xuất khẩu cũng như các thị trường ở đô thị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 41 - 42)