Tại Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 42 - 44)

4. Ý nghĩa của luận văn

1.5.2.1. Tại Lâm Đồng

Những năm gần đây, để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún – nhỏ lẻ, nhất là khu vực canh tác rau – hoa, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã khuyến khích bà con nông dân tăng cường liên kết trong sản xuất, mà hình thức được nhiều nông dân tham gia là các tổ hợp tác sản xuất. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 269 đơn vị kinh tế tập thể, gồm: 02 liên hiệp hợp tác xã, 65 hợp tác xã và 202 tổ hợp tác. Trong đó sản xuất nông nghiệp được xem là lĩnh vực có nhiều tổ liên kết hoạt động hiệu quả.

Trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng được phân thành 2 vùng sản xuất: Vùng cây công nghiệp ở 5 huyện phía Nam (Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) và thành phố Bảo Lộc, các Hợp tác xã đã trực tiếp hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng, tiến hành cung ứng từ 80 - 85% khối lượng vật tư sản xuất nông nghiệp đến từng hộ xã viên. Vùng rau, hoa ở 5 huyện phía Bắc (Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Lạc Dương, Đam Rông) và thành phố Đà Lạt, các Hợp tác xã đã ký kết và triển khai nhiều hợp đồng dài hạn với các đối tác trong nước, tiêu thụ từ 80 - 90% sản phẩm thu hoạch của xã viên.

Việc hình thành các tổ hợp tác được các hộ nông dân tự đứng ra thành lập. Hình thức liên kết này khá đơn giản, số lượng hội viên tùy thuộc vào nhu cầu thực tếở địa phương, lợi ích của hội viên được đặt lên hàng đầu, không đặt nặng vấn đề quản lý và hội họp. Việc hình thành các tổ hợp tác vừa giúp bà con nông dân trong và ngoài tổ hợp tác tiêu thụ nông sản, vừa tiếp cận được những hỗ trợ mà ngành nông nghiệp địa phương triển khai. Chính bởi được thành lập dựa trên nguyện vọng và nhu cầu thực tế của bà con nông dân, nên “sức sống” và “tuổi thọ” của các tổ liên kết hiện nay khá đảm bảo, tinh thần hợp tác và trách nhiệm của các tổ viên cũng được cải thiện. Đây chính là cơ sở để giảm bớt tình trạng “mạnh ai nấy làm” thường thấy tại các vùng chuyên canh rau – hoa trước kia.

Một trong những mô hình liên kết điển hình có thể kểđến là mô hình liên kết làm rau an toàn tại trang trại Phong Thúy, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Tại khu vực trang trại Phong Thúy đã hình thành một tổ liên kết, trồng khoảng 30 loại sản phẩm rau củđược cấp chứng nhận VietGap như cà chua, ớt ngọt, ớt cay, đậu, su su, bí, dưa chuột, bắp cải, hành lá, cần tây, khoai tây… Bình quân mỗi năm trang trại Phong Thúy cung ứng cho thị trường khoảng 5.000 tấn rau an toàn, trong đó 3.000 tấn là do các nông hộ trong liên kết cung cấp.

Kinh nghiệm từ các mô hình canh tác rau hoa ở Lâm Đồng cho thấy, để đảm bảo hiệu quả, các nông hộ muốn được chọn tham gia chương trình chuỗi rau an toàn phải có kinh nghiệm thực tế, sản xuất và tiêu thụ nông sản với quy mô lớn, có khả năng liên kết với các nông hộ sản xuất đơn lẻđể xây dựng các liên kết sản xuất, tạo “đầu tàu” kéo những mô hình canh tác nhỏ lẻ cùng phát triển. Việc triển khai chương trình chuỗi liên kết sản xuất đã tạo điều kiện cho các hộ đơn lẻ có thể liên kết với các đơn vị có quy mô sản xuất lớn, cùng nhau xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cung ứng cho thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị long nhãn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)