Tình hình đất đai huyện Lương Sơn qua các năm 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 53 - 55)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2017/2016 2018/2017 Bình quân

Tổng DT đất tự nhiên 36.488 100,00 36.488 100,00 36.488 100,00 100,00 100,00 100,00

I. Đất NN 27.383 75,04 27.451 75,23 27.101 74,27 100,24 98,72 99,48

1. Đất sản xuất nông nghiệp 7.875 27,66 7.956 28,98 7.812 28,82 101,02 98,19 99,60

- Đất trồng cây hàng năm 4.152 52,72 4.356 54,75 4.460 57,09 104,90 102,38 103,64

- Đất trồng cây lâu năm 3.723 42,27 3.600 45,24 3.352 42,90 96,69 93,11 94,9

2. Đất lâm nghiệp có rừng 18.733 68,41 18.100 65,93 17.860 65,90 96,62 98,67 97,64 3. Đất nuôi trồng thủy sản 675 2,46 1.021 3,71 1.050 3,87 151,20 102,84 127,02 4. Đất nông nghiệp khác 100 0,36 374 1,36 379 1,46 374 101,33 237,66 II. Đất phi NN 7.249 19,86 7.310 20,03 7.490 20,52 100,84 102,46 101,65 1. Đất ở 3.561 49,12 3.590 49,11 3.612 48,22 100,81 100,61 100,71 2. Đất chuyên dụng 3.100 42,76 3.150 43,09 3.210 42,85 101,61 101,90 101,75 3. Đất khác 588 8,11 570 7.80 668 8,91 96,93 120,70 108,80 III. Đất chưa sử dụng 1.856 5,08 1.727 4,73 1.879 5,41 93,04 108,8 100,92

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Sơn (2018)

Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện có các loại khoáng sản trữ lượng lớn đó là đá vôi, đá xây dựng, đất sét, đá bazan và quặng đa kim.

Tài nguyên du lịch:Với vị trí thuận lợi gần Thủ đô Hà Nội và địa hình xen

kẽ nhiều núi đồi, thung lũng rộng phẳng, kết hợp với hệ thống sông, suối, hồ tự nhiên, nhân tạo cùng với hệ thống rừng… đã tạo cảnh quan thiên nhiên và điều kiện phù hợp để huyện Lương Sơn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf. Trên địa bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học, hệ thống hang động, núi đá tự nhiên như: hang Trầm, hang Rồng, hang Tằm, hang Trổ…động Đá Bạc, động Long Tiên… đây là những tiềm năng để phát triển những tour du lịch danh lam thắng cảnh kết hợp với nghỉ dưỡng.

Ngoài ra Lương Sơn cũng là huyện có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể.

3.1.2. Đă ̣c điểm Kinh tế - Xã hội

3.1.2.1. Dân số - lao động

Dân số và lao động là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới sự phát

triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

Dân số toàn huyện gồm 3 dân tộc chính là Mường, Dao, Kinh, trong đó người Mường chiếm khoảng 70% dân số. Lực lượng lao động đông, số lao động phi nông nghiệp ngày càng gia tăng, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 55%, điều này cho thấy huyện có thế mạnh về nguồn lực lao động. Năm 2016 toàn huyện có 97.210 người; năm 2017 tăng lên 98.856 người, tăng 1,69%; năm 2018 dân số toàn huyện là 99.996 tăng lên 1,15% so với năm 2017. Bình quân mỗi năm dân số huyện Lương Sơn tăng lên 1,42% (Chi cục thống kê huyện Lương Sơn, 2018). Dân số có sự dịch chuyển từ nông thôn sang thành thị: Năm 2016 dân số thành thị là 10.110 người chiếm 10,40% ; năm 2018 dân số thành thị tăng lên 12.680 chiếm 12,68%. Sự dịch chuyển dân số phần lớn do tỉnh quy hoạch lại đất đai của các xã để mở rộng thành phố, thị trấn (Chi cục thống kê huyện Lương Sơn, 2018).

Bên cạnh số lượng lao động dồi dào, chất lượng không ngừng được cải thiện, nhìn chung người dân thuộc huyện Lương Sơn có trình độ học vấn khá cao, có khả năng tiếp thu và vận dụng nhanh các tiền bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)