Phần 4 Kết quả nghiên cưu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển htx nông nghiệp kiểu mới huyện lương sơn, tỉnh
4.1.1. Khái quát chung về các HTXNN trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh
LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
4.1.1. Khái quát chung về các HTXNN trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình tỉnh Hòa Bình
Trong thời gian vừa qua, quá trình CNH - HĐH đất nước nói chung, nông nghiệp nông thôn nói riêng đã có tác động mạnh mẽ đến các thành phần kinh tế, trong đó có khu vực kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Khi nước ta hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, khu vực kinh tế này càng được Nhà nước khẳng định: kinh tế hợp tác và hợp tác xã vẫn cần phải tồn tại và trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Chỉ thị số 68/CT- TW ngày 24/5/1996 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII và Luật HTX được ban hành đã tạo điều kiện cho các cơ sở kinh tế hợp tác và HTX phát triển. Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Đảng ta đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Tại Hội nghị cũng đã xác lập môi trường thể chế, tâm lý cho kinh tế tập thể phát triển, nâng cao vai trò chỉ đạo của Đảng đối với phát triển kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước.
Tiếp thu tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, tỉnh Hòa Bı̀nh đã có chỉ thị Kế hoạch 104-KH/TU ngày 11/9/2014 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả Kinh tế tập thể. Ngoài ra, cùng với nhiều chính sách ban hành tỉnh Hòa Bı̀nh đang tích cực đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, đặc biệt là hình thức kinh tế Hợp tác xã góp phần thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bı̀nh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới là một trong những chủ trương được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng nhằm mục đích phát triển nông nghiệp nông thôn.
Quá trình chuẩn bị triển khai thực thi chính sách phát triển HTXNN được triển khai theo ngành dọc. Các chính sách văn bản của Trung ương, Thành phố được triển khai tới huyện, UBND huyện cụ thể hóa bằng các kế hoạch, hướng dẫn triển khai tới UBND các xã, HTXNN các xã thị trấn.
Công tác chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển HTXNN theo chiều dọc từ trên UBND tỉnh Hòa Bình xuống các cấp dưới, và phân công nhiệm vụ cho từng phòng ban, cấp xã phối hợp triển khai thực thi chính sách phát triển HTXNN.
UBND cấp huyện phân công nhiệm vụ từng phòng ban, cấp xã phối hợp triển khai thực thi chính sách phát triển HTXNN.
UBND tỉnh Hòa Bình
UBND huyện Lương Sơn
UBND các xã, thị trấn
Chủ nhiệm HTXNN kiểu mới (GĐ HTXNN)
Thành viên HTX
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức quản lý HTXNN cấp huyên trên địa bàn huyện Lương Sơn
Tính đến 31/12/2018, trên đi ̣a bàn huyê ̣n Lương Sơn có 28 HTX, trong đó có 23 HTXNN và 5 HTXTMDV, thuô ̣c 19 xã, thi ̣ trấn.
Sau khi Luật HTX năm 2012 ra đời và có hiệu lực, nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn đã tiến hành chuyển đổi mô hình hoạt động nhưng vẫn bó hẹp trong một số lĩnh vực ngành nông nghiệp, do vậy hiệu quả mang lại chưa cao. Một số khác được thành lập ở các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, vận tải bước đầu hoạt động hiệu quả, nhưng quy mô còn nhỏ, phạm vi
Bảng 4.1. Số lượng hợp tác xã trên địa bàn huyện Lương Sơn giai đoạn 2016 – 2018
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)
SL (TT) CC (%) SL (TT ) CC (%) SL (TT ) CC (%) 17/16 18/17 BQ Tổng số HTX 23 100,00 25 100,00 28 100,00 108,70 112,00 110,34 1. HTX nông nghiệp 19 82,61 21 84,00 23 82,14 110,53 109,52 110,02 2. HTX CN, thương mại, DV 4 17,39 4 16,00 5 17,86 100,00 125,00 111,80 Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Lương Sơn (2018)
Hầu hết các HTX có quy mô nhỏ, vốn nghèo, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nhiều yếu kém. Tài sản chủ yếu là các công trình thủy lợi nhưng đã xuống cấp rất nhiều, vốn lưu động thấp và tồn tại chủ yếu trên sổ sách giấy tờ, thực tế tồn tại ở các khoản nợ. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các HTX với một số doanh nghiệp nhà nước như: công ty điện lực Lương Sơn, Xí nghiệp ĐTPT thủy lợi Lương Sơn, Xí nghiệp giống cây trồng, vật nuôi… trên cơ sở hai bên cùng có lợi, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ. Do các HTX hoạt động còn bó hẹp trong lĩnh vực nông nghiệp, số ít HTX hoạt động trên các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ nhưng quy mô còn nhỏ. Đối với các HTX nông nghiệp quy mô thôn, xã, sau chuyển đổi tuy đã bước đầu hoạt động hiệu quả, đang chuyển dần từ tính chất dịch vụ phục vụ sang dịch vụ kinh doanh, tuy lợi ích kinh tế mang lại còn chưa cao song đã góp phần ổn định chính trị - xã hội tại địa phương.
Đến nay, các HTX dịch vụ nông nghiệp đều đã tiến hành chuyển đổi theo quy định của Luật HTX năm 2012, một số HTX thay đổi và bổ sung ngành nghề kinh doanh, một số HTX bước đầu hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên trình độ, năng lực quản lý của cán bộ HTX còn nhiều hạn chế, do vậy hiệu quả hoạt động của các HTX trong lĩnh vực này còn chưa cao, hoạt động vẫn mang nặng tính chất phục vụ.
Bảng 4.2. Kết quả chuyển đổi sang HTXNN kiểu mới trên địa bàn huyện Lương Sơn giai đoạn 2016 – 2018
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)
SL (TT) CC (%) SL (TT) CC (%) SL (TT) CC (%) 17/16 18/17 BQ Tổng số HTXNN 19 100,0 0 21 100,00 23 100 110,53 109,52 110,02 1. HTXNN kiểu mới 17 89,47 20 95,24 23 100 117,65 115,00 116,32 2. HTXNN kiểu cũ 2 10,53 1 4,76 0 0 50,00 0,00 0,00 Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Lương Sơn (2018)
Quá trình triển khai chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác và Hợp tác xã như: Luật HTX, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX...Tại đại hội đại biểu lần thứ XV đưa ra chủ trương phát triển kinh tế hộ, khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tập thể, tích cực chuyển đối và thành lập mới cac loại hình HTX. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đồng bộ ba khâu sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp....
Với chủ trương đó, một loạt các HTXNN kiểu mới được hình thành trên cơ sở kiện toàn tổ chức, cơ cấu, quy mô và nâng cấp từ các HTX kiểu cũ, một số các HTX thành lập mới trên nhu cầu thực tế phát sinh của từng địa phương và mong muốn của người lao động được tham gia vào một tổ chức kinh tế hoạt động có hiệu quả.
Như vậy số lương HTX huyện Lương Sơn đã có sự biến đổi qua các năm. Năm 2016 là 19 HTXNN thì đến năm 2018 toàn huyện có 23 HTXNN, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2016-2018 là 10,02%.
Để phân ranh giới giữa HTX thành công hay không, đề tài sử dụng kết quả phân loại, xếp loại HTX hàng năm dựa theo các tiêu chí hướng dẫn của Thông tư 01/2006/TT-BKH ngày 19/1/2006 của Bộ kế hoạch và Đầu tư. Theo thông tư này HTX sẽ được xếp loại theo 4 mức "Tốt", "Khá", "Trung bình", và "Yếu" dựa theo 6 tiêu chí đánh giá.
Tuy nhiên, việc phân loại HTX dựa trên địa bàn tính từ trước tới nay chỉ đưa các HTX tốt và khá vào một loại, do vậy việc phân loại HTX được tính ở 3 mức độ khá, trung bình, yếu.
HTXNN xếp loại khá:
- HTX chuyển đổi có 81,81% (9/11 HTX) xếp loại khá, địa phương có HTX xếp loại kháchiếm tỷ lệ cao nhất là thị trấn Lương Sơn có 2/2 HTX (chiếm 100) đây là địa phương có sự lãnh đạo, chỉ đạo tốt nhất trong phong trào HTX
của huyện Lương Sơn hiện nay. Điển hình nhất trong số các HTX này là HTX
Nông nghiệp Thanh Lương, HTX đã làm tốt qua các khâu:
+ Công tác chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi đến các hộ thành viên.
+ Dịch vụ vật tư: HTX căn cứ mức tiêu thụ vật tư nông nghiệp của các hộ thành viên năm trước, chủ động nhập hàng về kho của HTX.
+Tin dụng nội bộ, HTX hoạt động trên cơ sở vốn góp và tiền gửi của thành viên. Giải quyết cho thành viên vay chủ yếu là vay ngắn hạn, phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh và nhu cầu cuộc sống.
Nguyên nhân dẫn đến thành công của HTX là do:
+ HTX chấp hành tốt chính sách pháp luật: Từ khi thực hiện theo luật HTX năm 2012, HTX đã đi vào thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức quản lý hoạt động đúng theo quy định của Luật và Điều lệ HTX, từ đó tạo ra sự ổn định về đời sống vật chất của hộ thành viên, thành viên có điều kiện học tập, tìm hiểu chính sách của Đảng và nhà nước.
+ Được sự quan tâm của chính quyền địa phương: Có sự quan tâm, chỉ đọa của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tích cực phát huy mọi tiềm năng nội lực của HTX và biết kết hợp, tranh thủ sự lãnh đọa, giúp đỡ của cấp ủy đảng, chính quyền và cơ quan liên quan để từng bước mở rộng các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ.
HTXNN xếp loại trung bình:
- HTX chuyển đổi: Toàn huyện có 2/11 HTX xếp loại trung bình chiếm 18,18 %. HTX thành lập mới có 3/12 HTX xếp lại trung bình chiếm 25 % tổng số HTX xếp loại trung bình.
một số khâu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh dooanh của thành viên và người lao động như: hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp giống cây trồng... Các khâu dịch vụ này thu theo mức và chỉ phân bổ theo diện tích sản xuất. Hoạt động dịch vụ của các HTX này cơ bản đáp ứng được nhu cầu của thành viên và các hộ dân, nguồn vốn hoạt động hạn chế, hiệu quả đồng vốn xoay vòng không cao...Một số HTX đã chủ động vay ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ nhưng số tiền nhỏ đó chưa phát huy được hiệu quả cao. Lợi nhuận trích được từ các khâu sản xuất kinh doanh dịch vụ hàng năm chỉ đủ chi trả lương cho cán bộ, trả lãi ngân hàng và hoạt động hành chính của HTX.
HTXNN xếp loại yếu:
- HTX thành lập mới: Có 1/12 HTX hoạt động yếu kém chiếm tỷ lệ 8,33%. Những HTX xếp loại yếu thường chỉ làm một đến hai khâu chủ yếu là bảo vệ thực vật và dịch vụ thủy lợi, còn các khâu trong hoạt động sản xuất NN của thành viên và các hộ dân không quan tâm. Bên cạnh đó công tác quản lý của HTX này yếu kém, mất niềm tin của thành viên và người dân. Hầu hết vốn hoạt động của HTX rất hạn chế. Đa số các HTX này chỉ hoạt động cầm chừng, tồn tại hình thức.
Qua phân tích số liệu trên cho chúng ta thấy các HTXNN trên địa bàn huyện chuyển biến chậm, đặc biệt là sự chủ động vươn lên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều HTX hiệu quả chưa cao. Phương thức tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của các HTX chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn đề ra. Cơ bản còn nhiều HTX trông chờ, ỷ lại vào sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước.
Bảng 4.3. Phân loại HTXNN kiểu mới trên địa bàn huyện Lương Sơn năm 2018
TT Xã, thị trấn Tổng số
HTX
HTXNN chuyển đổi HTXNN thành lập mới
Số HTX Khá TB Yếu Số HTX Khá TB Yếu SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) 1 TT Lương Sơn 2 2 2 100 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Hòa Sơn 1 1 1 100 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 Thanh Lương 3 3 2 66,6 1 33,3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 Hợp Hòa 2 1 1 100 0 0 0 0 1 1 100 0 0 0 0 5 Tân Thành 1 1 1 100 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6 Cao Thắng 1 1 0 0 1 100 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7 Tân Vinh 2 1 1 100 0 0 0 0 1 0 0 1 100 0 0 8 Cao Dương 2 1 1 100 0 0 0 0 1 1 100 0 0 0 0 9 Lâm Sơn 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 100 0 0 10 Cư Yên 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 100 0 0 0 0 11 Long Sơn 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 100 0 0 0 0 12 Cao Răm 2 0 0 0 0 0 0 0 2 1 50 1 50 0 0 13 Liên Sơn 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 100 14 Thanh Lập 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 100 0 0 0 0 15 Nhuận Trạch 2 0 0 0 0 0 0 0 2 2 100 0 0 0 0 Tổng 23 11 9 81,81 2 18,18 0 0 12 8 66,66 3 25 1 8,33
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Lương Sơn (2018)