Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 60 - 63)

3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là những tài liệu chính thống đã được công bố, các tài liệu này thu thập qua các nguồn như: kế thừa các công trình đã nghiên cứu trước đó của các cá nhân, tổ chức trong nước; thông tin từ các loại sách báo, tạp chí, giáo trình, bài giảng các môn học liên quan; các báo cáo tổng kết của xã, huyện qua các năm, các thông tin cập nhật qua các năm; các thông tin cập nhật trên internet...

Bảng 3.5. Thu thập số liệu thứ cấp

TT Thông tin cần thu thập

(Chỉ tiêu nghiên cứu) Nguồn

1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (tự nhiên – kinh tế - xã hội)

Tổng hợp từ cục thống kê tỉnh Hòa Bình, phòng thống kê của huyê ̣n Lương Sơn

2

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã trên địa bàn huyện

Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết về hợp tác xã hàng năm của huyê ̣n Lương Sơn - Báo cáo hoạt động hàng năm của các hợp tác xã trên địa bàn huyê ̣n Lương Sơn

3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của các hợp tác xã trên địa bàn huyện

Báo cáo hoạt động hàng năm của các hợp tác xã trên địa bàn huyê ̣n Lương Sơn

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

* Sử dụng phương pháp phỏng vấn theo bảng câu hỏi: Để có thông tin, số

liệu sơ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, cần tiến hành xây dựng bộ phiếu điều tra (gồm các câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi hỗn hợp). Đối tượng điều tra bao gồm cán bộ huyện, cán bộ xã, cán bộ hợp tác xã và thành viên hợp tác xã để thu thập các thông tin về nhận thức và đánh giá của cán bộ hợp tác xã, nhân dân địa phương về tình hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Cụ thể việc thu thập thông tin sơ cấp được tiến hành như sau:

Bảng 3.6. Thu thập số liệu sơ cấp

Đối tượng điều tra Nội dung điều tra

02 cán bộ huyện bao gồm cán bộ phòng Kinh tế , phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lương Sơn

- Tình hình hoạt động của các HTXNN trên địa bàn - Sự kết hợp giữa HTXNN với chính quyền địa phương - Tình hình hỗ trợ HTXNN

05 cán bộ xã bao gồm cán bộ khuyến nông và chủ tịch Hội nông dân các xã.

- Tình hình hoạt động của HTXNN trên địa bàn xã. - Sự phối hợp giữa chính quyền xã với HTXNN - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTXNN 08 cán bộ HTX bao gồm: Giám

đốc, Phó giám đốc, trưởng ban kiểm soát các HTX, kế toán HTX.

- Cơ cấu tổ chức, quản lý HTX, các thành viên của HTX, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTXNN. 45 hộ xã viên HTX - Sự tham gia của xã viên vào các hoạt động dịch vụ sản

xuất kinh doanh của HTX;

* Đối với hộ thành viên

Để tìm hiểu ảnh hưởng của HTXNN tiến hành điều tra các nội dung sau: tình hình chung của hộ, tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ, tình hình sử dụng dịch vụ mà HTX cung ứng (số lượng, chất lượng,...), tình hình hưởng lợi mà dịch vụ của HTX mang lại cho hộ (chi phí, tính thời vụ, năng suất, thu nhập,...); nhu cầu về dịch vụ của hộ nông dân; đánh giá của hộ nông dân về tình hình cung cấp, mức độ đáp ứng dịch vụ của HTX.

* Đối với HTXNN

Cán bộ quản lý HTXNN là nhân tố chính giúp phát triển các HTX, đồng thời là cầu nối tuyên truyền, thực thi các chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế nông nghiệp – nông thôn. Để tìm hiểu về HTXNN, hoạt động của HTX nghiên cứu này xây dựng phiếu hỏi với các nội dung sau:

Thứ nhất, thông tin chung về HTX. Bao gồm các vấn đề: tên HTX, thời gian thành lập, quy mô, tài sản, vốn góp HTX, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trình độ chuyên môn cán bộ quản lý, tổng số cán bộ quản lý, lương cán bộ quản lý.

Thứ hai, tình hình hoạt động HTX. Bao gồm các vấn đề: HTX có định hướng sản xuất cho thành viên không, tình hình cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thành viên của HTX (khả năng cung ứng dịch vụ, loại dịch vụ, quy mô dịch vụ, bản chất các loại dịch vụ..); số lượng thành viên hài lòng với các dịch vụ của HTX; HTX nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ như thế nào từ chính quyền xã, huyện, tı̉nh....

Thứ ba, các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của HTX. Bao gồm các vấn đề: nguyên nhân quản lý nào ảnh hưởng đến sự phát triển của HTX; mức độ quan trọng về các yếu tố quản lý, đánh giá ảnh hưởng của yếu tố sản xuất đến sự phát triển của HTX như thế nào; môi trường chính sách ảnh hưởng như thế nào, điều kiện tự nhiên và điều kiện cơ sở hạ tầng tại địa bàn có tốt không....?

* Đối với cán bộ huyện, cán bộ xã

Các Ban Ngành liên quan ở huyện là trung gian thực hiện các giải pháp nâng cao, phát triển HTX, đồng thời các cơ quan này có ảnh hưởng lớn tới việc thực thi các chính sách hỗ trợ HTX, hộ nông dân. Để tìm hiểu thông tin từ các Ban ngành liên quan ở huyện, nghiên cứu này tiến hành điều tra phỏng vấn người đứng đầu các Ban ngành với các nội dung sau: Chức vụ, chức năng người đại

mà ban ngành đó thực hiện, lấy ý kiến đánh giá và đề xuất của họ. * Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp.

Từ những nội dung nghiên cứu trên, nghiên cứu này xây dựng phiếu hỏi và tiến hành phỏng vấn thử các đối tượng trên, tìm ra những thông tin còn thiếu, cũng như những thông tin không liên quan. Sau đó điều chỉnh lại phiếu và tiến hành điều tra chính thức bằng phương pháp hỏi trực tiếp. Đối với các hộ thành viên và các cá nhân điều tra thông qua các phiếu phỏng vấn và chuẩn hóa (có 1 loại phiếu hỏi duy nhất, xem phụ lục). Đối với các HTX, các ban ngành liên quan của huyện phỏng vấn trực tiếp qua các câu hỏi được xây dựng trong phiếu hỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)