Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTXNN kiểu mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 39 - 41)

2.1.4.1. Yếu tố cơ chế chính sách

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật HTX sửa đổi đã được Quốc hội khóa XI thơng qua tại kỳ họp thứ 4 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. Luật đã có nhiều thay đổi tích cực so với Luật của năm 1996, tạo ra nhiều thuận lợi và thông thóang hơn cho các HTX phát triển. Theo Luật, HTX có được khung khổ pháp lý hồn chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường và các chuẩn mực quốc tế.

Phạm vi hoạt động của các HTX đã được mở rộng, không chỉ giới hạn trong ngành nông nghiệp mà đã lan rộng sang các ngành và các lĩnh vực kinh tế khác trong nền kinh tế.

"Nếu chỉ xét riêng lĩnh vực nông nghiệp, khu vực có nhiều HTX nhất đang hoạt động, thì hầu hết các HTX đã đảm nhiệm nhiều dịch vụ nông nghiệp phục vụ các hộ thành viên và cạnh tranh với các cơ sở dịch vụ khác trên cùng địa bàn. Bên cạnh đó, các HTX đã không chỉ giới hạn phạm vi hoạt động của mình trong nội bộ ngành mà đã mở rộng sang cung cấp dịch vụ tổng hợp cho các thành viên của mình và cho thị trường " dẫn theo Thạch Phú Thành, 2010.

Mở rộng liên kết kinh tế theo cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường Hầu hết các HTX hiện đại ngày nay đã và đang hình thành những mối liên kết mới mà trước đây chưa có hoặc mới chỉ manh nha xuất hiện trong diện hẹp. Mối liên kết giữa các hộ thành viên với doanh nghiệp nhà nước, với các trang trại và với các hộ thành viên thuộc các HTX khác nhau ngày một mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả của dịch vụ. Sự liên kết giữa các HTX với các thành phần khác trong nền kinh tế được xuất phát từ nhu cầu của nền sản xuất hàng hóa.

Các HTX đã góp phần giải quyết các vấn đề xã hội theo hướng tích cực. Nhiều HTX đã phát huy được tinh thần tương thân tương ái trong việc hỗ trợ các hộ thành viên tạo việc làm, xố đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động tại khu vực nông thôn, nâng cao thu thập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Cải thiện tình trạng xuống cấp và không ngừng phát triển hệ thống kết cấu

hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm, nhà trẻ và nhiều công trình phúc lợi xã hội khác.

"Đa dạng hóa các dịch vụ phục vụ cộng đồng người dân nông thôn, phòng chống tệ nạn xã hội và tăng cường khối đại đòan kết dân tộc. Nâng cao tình làng, nghĩa xóm và tinh thần tương trợ nhau những lúc khó khăn" dẫn theo Thạch Phú Thành, 2010.

2.1.4.2. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý

- "Nhận thức về việc chuyển đổi hợp tác xã: Sau khi Luật hợp tác xã mới

ban hành, nhiều hợp tác xã đã thực hiện đổi mới về phương thức tổ chức quản lý và hoạt động tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập. Hiện nay việc chuyển đổi và thành lập mới hợp tác xã còn mang nặng tính hình thức và và thiếu những mô hình hoạt động có hiệu quả. Một số hợp tác xã nông nghiệp tiến tiến, năng động và kinh doanh có hiệu quả, nhưng đại bộ phận hợp tác xã nông nghiệp còn lại vẫn hoạt động theo nếp cũ, chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế, mà nặng về mặt chính trị - xã hội" dẫn theo Chu Hoàng Hiệp, 2015.

- Cán bộ quản lý, điều hành hoạt động của hợp tác xã: Cơ cấu tổ chức của

đại bộ phận hợp tác xã sau khi chuyển đổi vẫn còn nhiều bất cập so với cơ chế quản lý mới. Sau chuyển đổi, bộ máy quản lý hợp tác xã được tinh giảm gọn nhẹ hơn, nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết hoạt động theo kinh nghiệm thực tế, không được đào tạo cơ bản, ít được bồi dưỡng tập huấn. Mặt khác năng lực nắm bắt thông tin và khả năng dự báo thị trường, sự nhạy cảm linh hoạt để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của cơ chế thị trường còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp thường xuyên thay đổi nên họ không yên tâm công tác. Thiếu những cán bộ quản lý có năng lực, kinh nghiệm và có tâm huyết vì lợi ích của hợp tác xã.

"Trình độ năng lực của phần lớn cán bộ quản lý HTX còn nhiều yếu kém, bất cập lúng túng trong việc xây dựng và triển khai phương án sản xuất kinh doanh, chưa đủ năng lực trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm cần thiết để gánh vác trọng trách phát triển HTX một cách hiệu quả và khả năng dự đóan nhu cầu thị trường một cách chính xác. Bên cạnh những HTX hoạt động tốt, có hiệu quả thì còn nhiều HTX yếu kém trong tổ chức nhân sự, lúng túng trong quản trị kinh doanh, khó khăn trong việc dự đoán nhu cầu của thị trường" dẫn theo Chu Hoàng Hiệp, 2015.

2.1.4.3. Trình độ, ý thức của thành viên trong HTX

"Nhận thức và nhu cầu hợp tác của người dân: Hiện nay đa phần người dân nhận thức về Luật hợp tác xã và mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới vẫn chưa thấu đáo và còn hạn chế. Các hộ nông dân đa phần chưa có nhu cầu và động lực tham gia hợp tác do lao động trong nông nghiệp dư thừa nhiều, thời gian nông nhàn lớn, cộng thêm tâm lý sợ mất tự chủ trong sản xuất kinh doanh và tâm lý mặc cảm, định kiến và hoài nghi đối với mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ, trong khi nguyên tắc tham gia hợp tác xã là tự nguyện, dân chủ, các hộ nông dân chưa thấy rõ lợi ích kinh tế nên chưa có động lực tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp, đòi hỏi phải xây dựng có mô hình tổ chức, quản lý hợp tác xã phù hợp với điều kiện của địa phương và nhu cầu của cộng đồng người dân để hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả và thiết thực"dẫn theo Đoàn Thị Liên, 2015.

2.1.4.4. Sự quan tâm của chính quyền địa phương

"Sự quan tâm, chỉ đạo chuyển đổi và phát triển HTXNN của chính quyền địa phương có ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã. Việc tuyên truyền giáo dục, tổ chức, cơ chế chính sách, điều hành cụ thể đối với phong trào hợp tác và HTXNN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng mô hình hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp. Sự phối kết hợp giữa các cấp sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý thực hiện thông thoáng hơn, có nhiều hỗ trợ đến với HTX hơn và góp phần thúc đẩy sự phát triển của HTX và địa phương" dẫn theo Đoàn Thị Liên, 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)