Lương Sơn
Qua kinh nghiệm phát triển HTXNN kiểu mới ở các nước trên thế giới có thể rút ra được bài học kinh nghiệm cho huyện Lương Sơn như sau:
- Phải tạo cho được sự chuyển biến trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên từ huyện đến cơ sở về xây dựng HTX kiểu mới theo luật HTX 2012, nhất là đối với các HTXNN trog thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Xây dựng HTXNN kiểu mới phải xuất phát từ nhu cầu của người dân, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện gia nhập và ra khỏi HTX. Tránh chủ quan, nóng vội, gò ép, áp đặt từ trên xuống.
- Mô hình nhiều người hợp lại thì kinh tế sẽ cao hơn. Do đó cần thu hút thành viên có tiềm lực kinh tế, có năng lực kinh doanh bao gồm cả thể nhân và pháp nhân.
- Đảm bảo tính tự chủ của thành viên; tự chủ của HTX để đem lại hiệu quả cao bằng chính sự sáng suốt và lòng nhiệt tình của mọi người.
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa HTX với hộ thành viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đảm bảo sự hài hòa giữa các lợi ích.
- Hình thành những vùng sản xuất tập trung có tính đặc trưng của địa phương để qua đó nâng vị thế của HTXNN.
- Người lãnh đạo HTX phải hội tụ đủ kinh nghiệm và trình độ phù hợp với hoàn cảnh và thời đại. Do đó, cần quan tâm, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn của HTX đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, nuôi dưỡng và phát triển phong trào HTX.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐĂC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đă ̣c điểm tư ̣ nhiên
Lương Sơn là huyện cửa ngõ phía đông của tỉnh Hòa Bình, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội với vùng Tây bắc của Tổ quốc, gần với khu Công nghệ cao Hòa Lạc, khu đô thị Phú Cát, Miếu Môn, Đại học Quốc gia, Làng văn hóa các dân
tộc Việt Nam. Huyện nằm ở tọa độ địa lí: từ 105025’14” – 105041’25” Kinh độ
Đông; 20036’30” – 20057’22” Vĩ độ Bắc. Phía tây giáp huyện Kỳ Sơn. Phía nam
giáp các huyện Kim Bôi và Lạc Thủy. Phía đông giáp các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ; phía bắc giáp huyện Quốc Oai (thành phố Hà Nội) (UBND huyện Lương Sơn, 2018).
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 36.488 ha, được chia thành 20 đơn vị
hành chính, bao gồm 19 xã và 1 thị trấn ( Cao Răm, Cư Yên, Hòa Sơn, Hợp Hòa, Lâm Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Thành Lập, Tiến Sơn, Trường Sơn, Trung Sơn, Tân Thành, Cao Dương, Hợp Châu, Cao Thắng, Long Sơn, Thanh Lương, Hợp Thanh và Thị trấn Lương Sơn). Trung tâm huyện đóng tại thị trấn Lương Sơn- Là trung tâm kinh tế , chính trị, văn hóa của huyện; cách Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây và cách thành phố Hòa Bình khoảng 30 km về phía Đông. Có đường quốc lộ số 6A, đường Hồ Chí Minh đi qua, có tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào (UBND huyện Lương Sơn, 2018).
Lương Sơn có lợi thế về vị trí địa lí, là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa –
xã hội giữa miền núi Tây bắc với vùng đồng bằng sông Hồng (cũng như Thủ đô Hà Nội).
Về địa hình, huyện Lương Sơn thuộc vùng trung du – nơi chuyển tiếp giữa
đồng bằng và miền núi, nên địa hình rất đa dạng. Địa hình đồi núi thấp có độ cao sàn sàn nhau khoảng 200-400m được hình thành bởi đá macma, đá vôi và các trầm tích lục nguyên, có mạng lưới sông , suối khá dày đặc (UBND huyện Lương Sơn, 2018).
Khí hậu Lương Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đông lạnh,
ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nền nhiệt trung bình cả năm 22,9 – 23,30c.
trong năm và ngay cả trong mùa cũng rất thất thường (UBND huyện Lương Sơn, 2018).
Lương Sơn có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong các
xã.Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bùi, bắt nguồn từ dãy núi Viên Nam cao 1.029m thuộc xã Lâm Sơn dài 32 km. Đầu tiên sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, khi đến xã Tân Vinh thì nhập với suối Bu ( bắt nguồn từ xã Trường Sơn), dòng sông đổi hướng chảy quanh co, uốn khúc theo hướng Tây – Đông cho đến hết địa phận huyện. Sông Bùi mang tính chất một con sông già, thung lũng rộng, đáy bằng, độ dốc nhỏ, có khả năng tích nước.
Ngoài sông Bùi trong huyện còn một số sông, suối nhỏ “nội địa” có khả năng tiêu thoát nước tốt.
Đặc điểm của hệ thống sông, suối trong huyện có ý nghĩa về mặt kinh tế,
rất thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa sử dụng chống lũ và kết hợp với tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Có thể thấy, điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi đã tạo cho Lương Sơn những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông suối, hồ đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sinh hoạt và đời sống nhân dân mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản (UBND huyện Lương Sơn, 2018).
Tài nguyên nước: Nước ngầm ở Lương Sơn có trữ lượng khá lớn, chất
lượng nước phần lớn chưa bị ô nhiễm, lại được phân bố khắp các vùng trên địa bàn huyện. Tài nguyên nước mặt gồm nước sông, suối và nước mưa, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng phía Bắc huyện và một số hồ đập nhỏ phân bố rải rác toàn huyện (UBND huyện Lương Sơn, 2018).
Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 18.733 ha chiếm
49,68% diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên của huyện khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ quý. Nhưng do tác động của con người, rừng đã mất đi quá nhiều và thay thế chúng là rừng thứ sinh. Diện tích rừng phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Nhờ quan tâm phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại rừng đã góp phần đem lại thu nhập cao cho người dân và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan khu vực (UBND huyện Lương Sơn, 2018).
Bảng 3.1. Tình hình đất đai huyện Lương Sơn qua các năm 2016-2018
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)
DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2017/2016 2018/2017 Bình quân
Tổng DT đất tự nhiên 36.488 100,00 36.488 100,00 36.488 100,00 100,00 100,00 100,00
I. Đất NN 27.383 75,04 27.451 75,23 27.101 74,27 100,24 98,72 99,48
1. Đất sản xuất nông nghiệp 7.875 27,66 7.956 28,98 7.812 28,82 101,02 98,19 99,60
- Đất trồng cây hàng năm 4.152 52,72 4.356 54,75 4.460 57,09 104,90 102,38 103,64
- Đất trồng cây lâu năm 3.723 42,27 3.600 45,24 3.352 42,90 96,69 93,11 94,9
2. Đất lâm nghiệp có rừng 18.733 68,41 18.100 65,93 17.860 65,90 96,62 98,67 97,64 3. Đất nuôi trồng thủy sản 675 2,46 1.021 3,71 1.050 3,87 151,20 102,84 127,02 4. Đất nông nghiệp khác 100 0,36 374 1,36 379 1,46 374 101,33 237,66 II. Đất phi NN 7.249 19,86 7.310 20,03 7.490 20,52 100,84 102,46 101,65 1. Đất ở 3.561 49,12 3.590 49,11 3.612 48,22 100,81 100,61 100,71 2. Đất chuyên dụng 3.100 42,76 3.150 43,09 3.210 42,85 101,61 101,90 101,75 3. Đất khác 588 8,11 570 7.80 668 8,91 96,93 120,70 108,80 III. Đất chưa sử dụng 1.856 5,08 1.727 4,73 1.879 5,41 93,04 108,8 100,92
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Sơn (2018)
Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện có các loại khoáng sản trữ lượng lớn đó là đá vôi, đá xây dựng, đất sét, đá bazan và quặng đa kim.
Tài nguyên du lịch:Với vị trí thuận lợi gần Thủ đô Hà Nội và địa hình xen
kẽ nhiều núi đồi, thung lũng rộng phẳng, kết hợp với hệ thống sông, suối, hồ tự nhiên, nhân tạo cùng với hệ thống rừng… đã tạo cảnh quan thiên nhiên và điều kiện phù hợp để huyện Lương Sơn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf. Trên địa bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học, hệ thống hang động, núi đá tự nhiên như: hang Trầm, hang Rồng, hang Tằm, hang Trổ…động Đá Bạc, động Long Tiên… đây là những tiềm năng để phát triển những tour du lịch danh lam thắng cảnh kết hợp với nghỉ dưỡng.
Ngoài ra Lương Sơn cũng là huyện có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể.
3.1.2. Đă ̣c điểm Kinh tế - Xã hội
3.1.2.1. Dân số - lao động
Dân số và lao động là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
Dân số toàn huyện gồm 3 dân tộc chính là Mường, Dao, Kinh, trong đó người Mường chiếm khoảng 70% dân số. Lực lượng lao động đông, số lao động phi nông nghiệp ngày càng gia tăng, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 55%, điều này cho thấy huyện có thế mạnh về nguồn lực lao động. Năm 2016 toàn huyện có 97.210 người; năm 2017 tăng lên 98.856 người, tăng 1,69%; năm 2018 dân số toàn huyện là 99.996 tăng lên 1,15% so với năm 2017. Bình quân mỗi năm dân số huyện Lương Sơn tăng lên 1,42% (Chi cục thống kê huyện Lương Sơn, 2018). Dân số có sự dịch chuyển từ nông thôn sang thành thị: Năm 2016 dân số thành thị là 10.110 người chiếm 10,40% ; năm 2018 dân số thành thị tăng lên 12.680 chiếm 12,68%. Sự dịch chuyển dân số phần lớn do tỉnh quy hoạch lại đất đai của các xã để mở rộng thành phố, thị trấn (Chi cục thống kê huyện Lương Sơn, 2018).
Bên cạnh số lượng lao động dồi dào, chất lượng không ngừng được cải thiện, nhìn chung người dân thuộc huyện Lương Sơn có trình độ học vấn khá cao, có khả năng tiếp thu và vận dụng nhanh các tiền bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.
Bảng 3.2. Tình hình dân số huyện Lương Sơn năm 2016- 2018
(Phân theo giới tính – thành thị - nông thôn)
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh
Số lượng Cơ cấu
(%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân Tổng số 97.210 100,00 98.856 100,00 99.996 100,00 98,33 98,85 98,59 1. Theo giới tính Nam 49.560 50,98 48.876 49,44 49.120 49,13 98,61 100,49 99,55 Nữ 47.650 49,02 49.980 50,56 50.876 50,87 104,88 101,79 103,335
2. Theo thành thị, nông thôn
Thành thị 10.110 10,40 11.351 11,48 12.680 12,68 112,27 111,70 111,985
Nông thôn 87.100 89,60 87.505 88,52 87.316 87,32 100,46 99,70 100,08
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Sơn (2018)
Bên cạnh số lượng lao động dồi dào, chất lượng lao động không ngừng được cải thiện, nhìn chung người dân thuộc huyện Lương Sơn có trình độ học vấn khá cao, có khả năng tiếp thu và vận dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.
Tình hình lao động năm 2018 đang làm việc trong các ngành kinh tế được thể hiện trong Bảng 3.3
Trong vài năm gần đây, huyện đã có những chính sách thu hút vào điều kiện thuận lợi cho các công ty và doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động trong huyện.
Bảng 3.3. Tình hình lao động huyện Lương Sơn năm 2018 (Phân theo ngành kinh tế)
TT Ngành nghề Lao động (người) Cơ cấu (%)
Tổng số 45.560 100,00 1 Nông nghiệp 9.952 21,80 2 Công nghiệp- Xây dựng 28.402 62,33 3 Dịch vụ 7.206 15,81
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Sơn (2018)
Qua Bảng 3.3 ta thấy lao động ngành Công nghiệp- xây dựng chiếm tỷ lệ cao (62,33%), lao động trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ lệ tương đương trên 39%.
3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Kinh tế: Trong những năm qua, Lương Sơn là 1 huyện có xuất phát điểm
kinh tế xã hội ở mức trung bình, có dân số ít, diện tích đất canh tác có hạn, lao động thiếu việc làm còn nhiều…. Nhưng Lương Sơn cũng có thuận lợi là huyện cửa ngõ phía đông của tỉnh Hòa Bình, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội với vùng Tây bắc của Tổ quốc, gần với khu Công nghệ cao Hòa Lạc, khu đô thị Phú Cát, Miếu
Môn, Đại học Quốc gia, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Có đường quốc lộ
trưởng cao và liên tục. Giai đoạn 2010 đến 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9,75%, giai đoạn 2015-2020 ước đạt 21,79% (Bảng 3.4)
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm của Lương Sơn
ĐVT: %
Danh mục
Tốc độ tăng 2010-2015 2015-2020
Giá trị tăng thêm 9,57 21,79 - Nông, lâm, ngư nghiệp 6,82 7,69 + Nông nghiệp 5,45 6,51 + Ngư nghiệp 12,19 9,94 - Công nghiệp- XD 18,07 39,92 + Công nghiệp – TTCN 10,39 45,20 + Xây dựng 73,06 21,20 - Thương mại dịch vụ 15,37 37,99
Nguồn: UBND huyện Lương Sơn (2018)
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần từ 74,57% năm 2010 xuống còn 67,6% năm 2015 và 36,59% năm 2020.
Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 14,90% năm 2010 lên 18,86% năm 2015 và 33,04% năm 2020.
Tỷ trọng thương mại dịch vụ tăng từ 10,53% năm 2010 lên 13,51% năm 015 và 30,27% năm 2020.
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,6%, công nghiệp- xây dựng tăng 29,87%, thương mại dịch vụ tăng 14,46%/năm trong giai đoạn 2010-2015. Trong giai đoạn 2015-2020 ước giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 7,69%, công nghiệp xây dựng tăng 39,92%, thương mại dịch vụ tăng 37,99%/năm.
Những năm qua, kinh tế của Lương Sơn đã từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, rõ nét nhất là trong lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp. Việc áp dụng giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đã góp phần ổn định và tăng năng xuất rau an toàn hàng năm.
Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được đầu tư cải thiện đáng kể. Hệ thống thủy lợi tưới nước cho người dân trồng và sản xuất đã được ổn định. Kim ngạch xuất khẩu tăng cao 73,5%, đạt 347 triệu USD; thu nhập bình quân đầu người đạt 43 triệu đồng/ năm; giữ vững 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới và tăng thêm 1 xã đạt 19/ 19 tiêu chí, nâng tỷ lệ bình quân các xã trong huyện đạt 15,7 tiêu chí/ xã. Có 11/19 xã và 1 thị trấn được thực hiện chương trình nâng cấp đường giao thông nông thôn theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Nhìn chung điều kiện kinh tế của Lương Sơn đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nhờ đó năng xuất, chất lượng, hiệu quả tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt với 92% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ổn định độ che phủ rừng ở mức 46%. Năm 2017, huyện Lương Sơn có 15/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện đề ra ( có 1 chỉ tiêu không hoàn thành là tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,3/ 1,7% kế hoạch). Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Lương Sơn phát triển thành vùng động lực kinh tế của tỉnh Hòa Bình.
Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/5/2012 của Tỉnh ủy Hòa
Bình, huyện Lương Sơn sẽ phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên, thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái. Với mục tiêu tổng quát là huy động các nguồn lực, xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn thành đô thị loại IV vào năm 2020, tạo tiền đề để sớm trở thành thị xã Lương Sơn vào năm 2025. Thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện, mở mang các ngành nghề SXKD đa dạng,