Số lượng và cơ cấu lao động theo giới tính, trong tỉnh và nhập cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 65)

Khu vực Tổng số (người) Lao động nữ (%)

Lao động trong tỉnh (%) Lao động nhập cư (%) DN FDI 190.310 73,3 25,9 74,1 DN Nhà nước 2.774 47,9 29,9 70,0 DN ngoài nhà nước 91.386 49,6 27,1 72,9 Tổng số 284.470 65,4 26,3 73,7

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh (2017)

4.2. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẮC NINH ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẮC NINH

4.2.1. Thực trạng đời sống vật chất của công nhân lao động

4.2.1.1. Thực trạng tiền lương, thu nhập của công nhân lao động trong các khu công nghiệp

Nền kinh tế nước ta đã có nhiều phục hồi nhưng chưa tác động rõ rệt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc trả công cho NLĐ của nhiều doanh nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với cường độ và thời gian làm việc mà NLĐ bỏ ra. Do đó, các khoản thu nhập ngoài lương của CNLĐ không vững chắc. Tính trung bình, các khoản thu nhập ngoài lương hỗ trợ, trợ cấp và làm thêm giờ chiếm từ 12 đến 18% tổng thu nhập của CNLĐ (Viện công nhân Công đoàn, 2016). Điều đó có nghĩa là tiền lương chiếm 72 đến 78% thu nhập, do đó những tháng không làm thêm giờ, thu nhập sẽ giảm sút, đời sống của CNLĐ sẽ gặp khó khăn. Đời sống của CNLĐ, đặc biệt là CNLĐ trực tiếp sản suất thu nhập thấp đang gặp khó khăn. Mức chi tiêu trung bình cho nhu cầu sinh

hoạt hàng tháng của CNLĐ (có nuôi con) là khoảng 4,1 triệu đồng. Quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu, CNLĐ trực tiếp trong các KCN có thu nhập thấp không đủ sống, họ phải chi tiêu tằn tiện, dè xẻn để trang trải cuộc sống; các khoản tiền lương, thu nhập của CNLĐ hầu như chi hết cho cuộc sống thiết yếu hàng ngày.

Từ bảng 4.5 cho thấy, tiền lương tối thiểu tuy đã được Chính phủ điều chỉnh, bổ sung theo từng năm nhưng chưa được cải tiến, đổi mới cơ bản, nên còn nhiều mâu thuẫn và bất hợp lý. Mức lương tối thiểu thấp, chỉ đáp ứng được khoảng 68 đến 72% nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ (Viện công nhân Công đoàn, 2016). Mức lương chưa khuyến khích được CNLĐ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, tiền lương của quản lý của một số doanh nghiệp cao so với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo ra sự bất hợp lý và hình thành khoảng cách thu nhập lớn trong doanh nghiệp và xã hội. Sự phân chia các vùng còn dẫn đến tranh cãi trong giới chuyên gia và sự phản kháng của NLĐ; như tại Bắc Ninh, huyện Thuận Thành giáp với thủ đô Hà Nội nhưng trong địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh lại xa trung tâm thành phố, nên Thuận Thành được xác lập mức lương vùng 4, nay lên vùng 3, điều đó làm hạn chế, gây khó khăn trong đời sống của CNLĐ.

Bảng 4.5. Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động từ năm 2013- 2017

Đơn vị: nghìn đồng

Năm Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Thời gian áp dụng

2013 2.350 2.100 1.800 1.650 01/01/2013 2014 2.700 2.400 2.100 1.900 31/12/2013 2015 3.100 2.750 2.400 2.150 01/01/2015 2016 3.500 3.100 2.700 2.400 01/01/2016 2017 3.750 3.320 2.900 2.580 01/01/2017 Nguồn: Chính phủ (2012, 2013,2014, 2015, 2016)

Theo Tổng Cục Thống kê, mức thu nhập bình quân hàng tháng người Việt Nam trong quý II/2017 chỉ khoảng 5.300.000 đồng/tháng, giảm 316.000 đồng so với quý I/2017, trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 07 tháng đầu đã tăng so với cùng kỳ năm trước tới 3,91%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính thì có tới có 08 nhóm hàng tăng giá: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng

0,54%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,36%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; giáo dục tăng 0,05%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,04%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,04%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,03%. Các chuyên gia kinh tế đều chung nhận định, với mức thu nhập bình quân hiện nay 5.300.000 đồng/tháng, người làm công đang phải chi tiêu hết sức chật vật, thậm chí phải tằn tiện mới đủ sống. Ðiều đáng nói là, trong nhóm hàng tăng giá, thì một số nhóm liên quan và tác động trực tiếp đến đời sống hàng ngày của NLĐ như hàng ăn và dịch vụ ăn uống, thuốc và dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở và vật liệu xây dựng, may mặc, giày dép… Ðây là những mặt hàng mà CNLĐ trực tiếp sử dụng hàng ngày, nên tác động không nhỏ đến mức sống của NLĐ. Ðiều dễ nhận thấy là NLĐ có thu nhập thấp, họ chi khá ít cho y tế, họ chỉ chi cho thuốc men và các dịch vụ y tế khi thực sự gặp ốm đau hoặc mắc bệnh.

Chính phủ quy định mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất các doanh nghiệp phải trả cho NLĐ; NLĐ đã qua đào tạo, kể cả do doanh nghiệp tự đào tạo được hưởng % mức phụ cấp theo lương, NLĐ làm việc tại các vị trí nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định hưởng mức phụ cấp cụ thể; tuy nhiên, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp lách luật bằng cách xây dựng thang lương, bảng lương với nhiều mức khác nhau và khoảng cách mỗi bậc lương chỉ tính bằng đơn vị nghìn đồng. Đang có nhiều doanh nghiệp vi phạm quy định của Chính Phủ về chính sách tiền lương, đây là biểu hiện của việc chiếm dụng phần tiền lương NLĐ được hưởng, gây tổn thất cho NLĐ.

Bảng 4.6. Tiền lương bình quân của các doanh nghiệp (bao gồm cả phụ cấp)

Đơn vị tính: VNĐ

Năm Tiền lương bình quân chung Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp ngoài nhà nước 2013 3.403.000 3.300.000 3.500.000 3.410.000 2014 4.500.000 4.400.000 4.620.000 4.480.000 2015 5.600.000 5.400.000 5.800.000 5.600.000 2016 5.500.000 5.400.000 5.600.000 5.500.000 2017 5.600.000 5.500.000 5.800.000 5.500.000

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh (2017)

4.6) thì các doanh nghiệp không có sự chênh lệch lớn giữa mức lương bình quân trả cho CNLĐ. Tiền lương của CNLĐ giữa doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã không có khoảng cách. Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn giữa mức lương trả cho lao động trực tiếp và lao động quản lý. Đối với NLĐ có chuyên môn cao, thì NSDLĐ thường phải đàm phán, thương lượng để xác định tiền lương; còn đối với CNLĐ trình độ phổ thông, NSDLĐ thường áp dụng chung một mức lương. Hầu hết các doanh nghiệp trong KCN Bắc Ninh trả lương cho CNLĐ đều cao hơn mức tiền lương tối thiểu của Chính phủ quy định, theo mức tại bảng 4.5; tuy nhiên trong thực tế Chính phủ đưa ra mức tiền lương tối thiểu thường được tính toán sau khi xảy ra lạm phát và giá cả các mặt hàng tiêu dùng trên thị trường tăng hoặc các nhà hoạch định tiền lương chưa tính toán được hết sự biến động của thị trường, nên mức tiền lương tối thiểu chưa phù hợp trong thực tế. Mức tiền lương tối thiểu là mặt sàn để các doanh nghiệp căn cứ, áp dụng tính toán mức lương của doanh nghiệp, nhưng nó là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xác lập mức tiền lương trả cho CNLĐ nên dù có cao hơn quy định của Chính phủ nhưng không cao hơn nhiều và CNLĐ chưa đủ để có tích lũy. Với mức thu nhập trên, nếu so với thời gian, cường độ làm việc của CNLĐ và sự tăng lên khá nhanh của giá cả hàng hóa, dịch vụ, thì thu nhập của CNLĐ chưa tương xứng với cường độ và thời gian làm việc của NLĐ, đời sống của CNLĐ, nhất là CNLĐ trực tiếp sản xuất ở khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn rất nhiều khó khăn. “Tiền lương, thu nhập của CNLĐ cơ bản đáp ứng mức sống tối thiểu, chưa đủ để cải thiện cuộc sống, hỗ trợ gia đình, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc đình công, lãn công trong thời gian vừa qua” (Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, 2017).

Trong doanh nghiệp ở các KCN Bắc Ninh, tiền lương của NLĐ được trả kín, doanh nghiệp ít công khai mức lương của toàn bộ nhân viên, NLĐ lên hệ thống; điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về mức chênh lệch tiền lương của các nhóm lao động trong doanh nghiệp (Bảng 4.7). Mức lương bình quân của NLĐ trực tiếp trong các khu vực doanh nghiệp không có sự chênh lệch lớn, chỉ từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng; mức lương bình quân của lao động gián tiếp giữa các loại hình doanh nghiệp có sự chênh lệch đến 05 triệu đồng. Doanh nghiệp trong các KCN Bắc Ninh có nhiều cơ hội chọn NLĐ phổ thông, còn lao động có trình độ cần có mức đãi ngộ cao mới giữ chân được họ. Trong thực tế, ở các KCN khi doanh nghiệp cân đối tính toán mức lương trả cho

NLĐ họ đều xuất phát từ quy định của Chính phủ và mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Ít doanh nghiệp trả lương cho NLĐ ở doanh nghiệp mình cao hơn doanh nghiệp trong cùng khu công nghiệp; không có doanh nghiệp vốn nước ngoài nào trả lương cho NLĐ lại cao hơn doanh nghiệp khác trong KCN có cùng chung quốc gia với mình.

Bảng 4.7. Mức chênh lệch về tiền lương của các nhóm lao động trong doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp

Mức lương bình quân lao động gián tiếp (đồng/mgười/tháng) Mức lương bình quân lao động trực tiếp (đồng/mgười/tháng) Chênh lệch gián tiếp/trực tiếp ( lần) FDI 14.700.000 3.500.000 4,2 DN Nhà nước 10.260.000 3.800.000 2,7 DN ngoài nhà nước 9.960.000 3.320.000 3,0 Nguồn: Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh (2017)

Chính sự chênh lệch về tiền lương giữa các nhóm lao động trong doanh nghiệp, dẫn đến một thực tế là trong các cuộc tranh chấp lao động tập thể về tiền lương, các đối tượng tham gia chỉ là CNLĐ trực tiếp, những lao động gián tiếp rất ít khi tham gia vào những cuộc tranh chấp lao động tập thể về tiền lương.

Kết quả điều tra 300 CNLĐ trong các doanh nghiệp ở các KCN Bắc Ninh cho thấy phần lớn CNLĐ không hài lòng và rất không hài lòng với mức lương mà các doanh nghiệp trả hiện nay, đặc biệt là lao động trực tiếp 44, và 34,4%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 65)