Thực trạng nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp cho ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 77)

Phần 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng đời sống văn hóa của công nhân lao động trong các khu công

4.2.3. Thực trạng nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp cho ngườ

người lao động trong các khu công nghiệp

Tại Hội thảo "Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và khu chế xuất" diễn ra ngày 26/5/2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (GIZ) đồng tổ chức cho thấy: Việt Nam có số người trong độ tuổi lao động trên tổng dân số chiếm tỷ lệ 75,2%, là nước đang ở giai đoạn dân số vàng, nhưng số lao động qua đào tạo có bằng chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm tỷ lệ chỉ 17,9% (nông thôn 11,2%). Khoảng 80% NLĐ trong KCN là lao động học hết THCS, THPT không có chuyên môn kỹ thuật, nhiều doanh nghiệp có tới 60% đến 70% là lao động nữ. Điều này cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta còn thấp, cơ cấu lao động bất hợp lý, đang mất sức cạnh tranh trên thị trường lao động. Tỷ lệ nữ làm công nhân ở các KCN quá cao, sự mất cân đối về giới ở các KCN là quá lớn đã kéo theo nhiều hệ lụy không tốt trong các KCN. Có ý kiến cho rằng, sau một số năm, nhiều công nhân, nhất là lao động nữ bị doanh nghiệp sa thải do chất lượng và năng suất lao động thấp và không có chuyên môn kỹ thuật; một số khác do áp lực công việc cũng phải xin nghỉ việc.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ gần 60% tổng dân số (Bảng 4.14). Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại các loại hình kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ 68,6%, loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25,5%, loại hình kinh tế nhà nước chiếm 5,9%

(Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2017).

Bảng 4.14. Dân số và lực lượng lao động tỉnh Bắc Ninh Năm Tổng dân số Năm Tổng dân số

(người)

Dân số trong độ tuổi lao động (người) Tỷ lệ lao động/ dân số (%) 2013 1 108 150 642 029 57,93 2014 1 132 231 658 181 58, 13 2015 1 154 660 661 656 57,30 2016 1 178 130 667 443 56,65 2017 1 208 300 687 522 56,99

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2017)

giấy ở huyện Yên Phong, làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, làng nghề sản xuất sắt, thép ở Đa Hội- thị xã Từ Sơn, làng nghề đúc đồng ở Đại Bái... trong những năm gần đây quy mô làng nghề được mở rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh… vì vậy lao động trong tỉnh có thêm cơ hội lựa chọn việc làm. CNLĐ ở các làng nghề chủ yếu là người trong gia đình, dòng họ nên đã giải quyết được một lực lượng lớn nhu cầu của CNLĐ địa phương.

Theo Ban quan lý các KCN tỉnh Bắc Ninh, hiện có 284.470 CNLĐ làm việc trong các KCN, trong đó lao động địa phương là 74.918 người (26,35%), lao động là người nước ngoài 4.035 người (1,4%). Lao động có trình độ học vấn ngày càng tăng, CNLĐ trực tiếp ở nhiều doanh nghiệp có trình độ Đại học, Cao đẳng ngày càng nhiều. Chính quyền tỉnh Bắc Ninh có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào Bắc Ninh, đồng thời có nhiều cam kết để doanh nghiệp tuyển chọn CNLĐ, giúp người địa phương có cơ hội tiếp cận và lựa chọn doanh nghiệp phù hợp.

Tỉnh Bắc Ninh hiện có 51 cơ sở thực hiện đào tạo nghề (05 trường Cao Đẳng nghề, 12 trường Trung cấp nghề, 20 trung tâm dạy nghề và 14 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề). Giai đoạn 2011- 2015 toàn tỉnh đã đào tạo được 141.365 lao động, góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2016 đạt 60%

(UBND tỉnh Bắc Ninh, 2017). Trong chiến lược thu hút đầu tư, tạo việc làm cho CNLĐ địa phương, quan điểm tỉnh Bắc Ninh hướng đến chất lượng lao động cao “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một khâu đột phá chiến lược để Bắc Ninh phát triển bền vững kinh tế- xã hội, tái cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện thành công sự nghiệp CNH- HĐH và trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2022” (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2017).

Trình độ học vấn của CNLĐ trong các KCN giai đoạn 2013- 2017 có sự chuyển biến, song chưa cao. Đa số CNLĐ trong các KCN tuổi đời còn trẻ, phần lớn chưa được đào tạo chuyên nghiệp, một số ít doanh nghiệp vẫn còn tuyển CNLĐ có học vấn trình độ Tiểu học vào làm những công việc giản đơn; đa phần doanh nghiệp tuyển CNLĐ có trình độ Trung học cơ sở và THPT, ý thức rèn luyện kỷ luật và tác phong công nghiệp hạn chế; phần nhiều CNLĐ sống xa gia đình, thiếu sự quản lý kèm cặp của gia đình người thân; thiếu thốn tình cảm và điều kiện sống nên nhẹ dạ, dễ bị kích động, lôi kéo.

Theo khảo sát năm 2017 của LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh với 15.500 CNLĐ trong số 35 doanh nghiệp đã thành lập CĐCS kết quả cho thấy tỷ lệ NLĐ tốt nghiệp Tiểu học, Trung học cơ sở chiếm số lượng khá cao 27%; tuy nhiên bên cạnh đó

còn có nhiều trường hợp CNLĐ tốt nghiệp Đại học và trên Đại học 12,3%. NLĐ tốt nghiệp Đại học không xin được việc đúng chuyên ngành, phải vào làm ở vị trí mà người có trình độ Tiểu học cũng được tuyển dụng và hưởng lương lao động phổ thông không phải là trường hợp hiếm gặp trong các KCN Bắc Ninh. Tỷ lệ NLĐ là kỹ sư chiếm 10,3%; trung cấp nghề 12,45%, hầu hết NLĐ khi được doanh nghiệp tuyển dụng đều do doanh nghiệp tự đào tạo 66,2%, còn 11,05% NLĐ chưa được qua đào tạo bất kỳ một khóa đào tạo nào.

Mặc dù nguồn nhân lực dồi dào, nhu cầu việc làm lớn và tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều chủ trương, chính sách giải quyết việc làm cho NLĐ, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng thiếu lao động do chất lượng nguồn lao động của tỉnh chưa cao, trong khi nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề, chất lượng cao của doanh nghiệp tăng mạnh. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ở Bắc Ninh có giảm nhưng không nhiều (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2017).

Bảng 4.15 Tổng hợp ý kiến khảo sát về nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp

( Khảo sát tại 04 KCN đại diện)

Đơn vị: % STT Nội dung NLĐ ( n=300) NSDLĐ (n=100) Cán bộ Công đoàn cơ

sở (n=100)

1 NLĐ có nhu cầu học tập để đáp ứng

yêu cầu công việc 56,3 11,4 47,9 2 NLĐ có nhu cầu học tập nâng cao trình

độ, kiến thức để phục vụ cuộc sống 60,2 20,5 53,6 3 NLĐ tự học tập sau giờ làm việc 37,9 13,6 42,7 4 NSDLĐ tổ chức cho NLĐ học tập 10,7 49,0 12,1 5 Mong muốn có lớp đào tạo miễn phí

cho NLĐ 98,2 57,7 91,9

Nguồn: Khảo sát (2017)

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, doanh nghiệp phải trả thêm 07% tiền lương cho NLĐ đã được qua đào tạo, kể cả NLĐ do doanh nghiệp tự đào tạo. Song, phần lớn các doanh nghiệp trong các KCN là lắp ráp, gia công các thiết bị điện tử, chỉ cần NLĐ có trình độ Trung học cơ sở hoặc Trung học phổ

thông đã có thể làm được; thậm chí trong những thời điểm nhiều đơn hàng, doanh nghiệp tuyển dụng cả NLĐ lớn tuổi nhưng có trình độ Tiểu học; hơn nữa nếu doanh nghiệp tuyển dụng NLĐ có trình độ chuyên môn cao để làm những công việc đơn giản và chỉ trả mức lương tối thiểu là vi phạm quy định của pháp luật; đây cũng chính là một trong nhiều nguyên nhân để trả lời câu hỏi tại sao nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển NLĐ có trình độ phổ thông.

Nhu cầu được học tập của CNLĐ là rất lớn (xem bảng 4.15), cả NSDLĐ và tổ chức Công đoàn cũng có đánh giá về nhu cầu được học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của NLĐ; tuy nhiên vì cuộc sống của NLĐ, vì điều kiện học tập của con cái… NLĐ chăm chỉ tăng ca, làm thêm và gác lại nhu cầu chính đáng của mình. Học vấn góp phần quyết định đến hành vi văn hóa của mỗi cá nhân. Bản thân ĐSVH của CNLĐ còn nghèo nàn dẫn đến ứng xử văn hóa trong CNLĐ còn hạn chế, đó lại là nguyên nhân chính làm cho ĐSVH tinh thần của CNLĐ còn nghèo nàn, đơn điệu. Nhu cầu học tập nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề, nhận thức về chính trị, đạo đức lối sống; kỹ năng nghề nghiệp của công nhân rất cần thiết, song thực hiện được nhu cầu đó thật sự là khó khăn, đó không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp, mà là vấn đề của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 77)