Thực trạng hoạt động của Công đoàn trong việc nâng cao đời sống văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 82)

Phần 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng đời sống văn hóa của công nhân lao động trong các khu công

4.2.5. Thực trạng hoạt động của Công đoàn trong việc nâng cao đời sống văn

văn hóa của công nhân lao động

Với vai trò là tổ chức đại diện duy nhất cho NLĐ tại các doanh nghiệp, Công đoàn cơ sở có nhiều ảnh hưởng tới các quyết định của doanh nghiệp trong các hoạt động chăm lo tới quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ, đặc biệt là trong các hoạt động nhằm nâng cao ĐSVH của CNLĐ tại doanh nghiệp. Trong 5 năm qua các cấp Công đoàn trong tỉnh đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật; tổ chức các hoạt động văn hóa- thể thao tạo sân chơi cho CNLĐ nhưng số lượng NLĐ được tham gia chưa nhiều (bảng 4.17).

Bảng 4.17. Hoạt động tuyên truyền của Công đoàn các khu công nghiệp

TT Nội dung Số lớp Lượt người

tham gia

Địa điểm tổ chức

1 Tập huấn công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội

105 7.350 Các KCN 2 Tập huấn kiến thức pháp luật lưu động 609 67.200 KCN Yên Phong 3 Sinh hoạt nhóm công nhân nòng cốt 576 113.400 Các KCN 4 Truyền thông kiến thức về giới, bình

đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình

697 55.760

Các KCN

Cộng 1.987 243.710

Nguồn: Công đoàn Các Khu công nghiệp Bắc Ninh (2017)

Công đoàn các KCN Bắc Ninh là đơn vị xây dựng mô hình điểm về ĐSVH cho CNLĐ trong các KCN. Nhân dịp Tháng Công nhân hàng năm tổ chức các Giải bóng đá nam, nữ, giải cầu lông, giải bóng chuyền, kéo co, thi tiếng hát CNLĐ trong các KCN, thi an toàn giao thông, thi tìm hiểu kiến thức pháp luật tổ chức ngày hội CNLĐ...nhưng số lượng CNLĐ tham gia còn hạn chế (bảng 4.18).

Bảng 4.18. Công đoàn cơ sở và công nhân lao động tham gia các hội thi văn nghệ - thể thao

2013 2014 2015 2016 2017 Công đoàn cơ sở 196 253 328 389 454 Đoàn viên Công

đoàn tham gia 48.903 82.969 98.015 88.046 108.164 Nguồn: Công đoàn Các Khu công nghiệp Bắc Ninh (2017)

Bên cạnh đó, LĐLĐ tỉnh tổ chức tuyên truyền đến CNLĐ dưới nhiều hình thức, tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử của LĐLĐ tỉnh; chuyên mục

“Lao động và Công đoàn” trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; tổ chức Hội nghị, hội thi, đối thoại trực tiếp, phát tờ rơi... Điển hình là sự việc năm 2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 tại thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhận thức rõ Bắc Ninh có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông; Công đoàn tỉnh Bắc Ninh đã tập trung tuyên truyền, vận động CNLĐ nhận thức đúng đắn và cảnh giác không để kẻ xấu kích động, không để xảy ra biểu tình, đình công.

LĐLĐ tỉnh đã phối hợp với Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI) triển khai dự án "Thúc đẩy và bảo vệ quyền của NLĐ nhập cư tại Khu công nghiệp Yên Phong" thành lập và duy trì 06 nhóm công nhân nòng cốt trong khu nhà trọ tại KCN Yên Phong và KCN Quế Võ, tổ chức sinh hoạt một lần/tháng để tiếp nhận thông tin, đối thoại với CNLĐ trong khu nhà trọ, tuyên truyền các chế độ chính sách, tư vấn, giải đáp những thắc mắc, kiến nghị, đề xuất của CNLĐ, tư vấn lưu động trong khu nhà trọ; phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, quyên góp và tặng 50 tủ sách, 20.000 đầu sách, báo các loại cho CNLĐ trong các khu nhà trọ, duy trì sinh hoạt tổ tự quản công nhân. Song số CNLĐ được tiếp cận thông tin, các chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước còn ít so với thực tế.

CĐCS là nơi trực tiếp thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện Thỏa ước lao động tập thể; xây dựng thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, Nội quy lao động, Quy chế dân chủ ở nơi làm việc; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với NSDLĐ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định trong doanh nghiệp. CĐCS được CNLĐ coi trọng, kỳ vọng nhiều nhưng số CĐCS thường xuyên tổ chức hoạt động còn ít, còn lệ thuộc nhiều vào doanh nghiệp. CĐCS chưa thực sự làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Do hầu hết cán bộ CĐCS ăn lương của NSDLĐ, nhiều người chưa dám nói lên tiếng nói của NLĐ, chưa dám đứng lên bảo bệ quyền lợi của NLĐ, hạn chế trong phân tích tài chính, tiền lương, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp… chính vì vậy, hiệu quả của việc thương lượng, đối thoại với NSDLĐ để bảo vệ quyền lợi được hưởng của chính họ và CNLĐ theo quy định của pháp luật chưa cao.

các ý kiến cho rằng “Không bố trí được thời gian tổ chức” các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho CNLĐ; 23% trả lời “NSDLĐ không đồng ý tổ chức” và 07% trả lời cán bộ Công đoàn cơ sở “không có thời gian” vì kiêm quá nhiều việc chuyên môn. Chủ tịch CĐCS chủ yếu dành thời gian cho hoạt động chuyên môn tại doanh nghiệp. Cán bộ CĐCS làm việc kiêm nhiệm, do NSDLD trả lương; về mặt kinh tế cán bộ CĐCS phải phụ thuộc vào doanh nghiệp, nhiều quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ bị doanh nghiệp vi phạm nhưng chưa được CĐCS bảo vệ. Cán bộ CĐCS ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và nhất là doanh nghiệp FDI chưa đảm nhận đúng vai trò, chức năng của mình, do đó chưa tạo được lòng tin của CNLĐ đối với tổ chức Công đoàn. CĐCS có vai trò rất quan trọng khi tham gia vào các nội dung quyết định ĐSVH của NLĐ (bảng 4.19) như xây dựng thang lương, bảng lương, xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, trong công tác tuyên truyền các Chính sách- pháp luật và trong tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao…

Bảng 4.19. Ý kiến về vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc xây dựng đời sống văn hóa của công nhân lao động

Đơn vị: %

TT Nội dung hỏi

Trả lời của NLĐ

(n = 300) Trả lời của cán bộ Công đoàn (n = 100) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

1 Vai trò của Công đoàn trong việc xây dựng thang, bảng lương tại doanh nghiệp

81,0 19,0 0 69,3 29,7 1,0

2 Vai trò của Công đoàn trong việc xây dựng Quy

chế dân chủ ở cơ sở 87,1 10,9 2,0 77,4 18,1 4,5

3 Vai trò của Công đoàn trong việc tuyên truyền các chính sách- pháp luật tại doanh nghiệp

80,8 13,2 6,0 73,7 26,3 0

4 Vai trò của Công đoàn trong việc tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao

100,0 0 0 100 0 0

5 Mức độ hài lòng về hoạt động của Công đoàn ở

doanh nghiệp 64,4 23,2 12,4 35,0 29,1 35,9 Nguồn: Khảo sát (2017)

Từ thực trạng trên cho thấy: Tăng cường đầu tư, nâng cao ĐSVH cho CNLĐ trong các KCN đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trong CNLĐ. Nhà nước giao cho các cấp Công đoàn tham mưu xây dựng Đề án phát triển hệ thống thiết chế phục vụ CNLĐ trong các KCN không phải là giải pháp chính, chỉ là giải pháp bổ sung mang tính đặc thù để chăm lo quyền lợi của NLĐ, thể hiện sự phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Mặt khác xây dựng thiết chế phục vụ CNLĐ trong KCN góp phần giảm thiểu áp lực của các khu dân cư gần KCN và còn có tác dụng phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 82)