Thực trạng sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của công nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 83)

Phần 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng đời sống văn hóa của công nhân lao động trong các khu công

4.2.6. Thực trạng sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của công nhân

nhân lao động

Trong các KCN Bắc Ninh, cơ sở vật chất phục vụ đời sống tinh thần của CNLĐ còn thiếu thốn nhiều: Theo thống kê của Công đoàn các KCN Bắc Ninh, đến 31/12/2017 chỉ có 04 doanh nghiệp trong các KCN bố trí phòng đọc sách cho CNLĐ; có khoảng 30% doanh nghiệp bố trí cho CNLĐ được đọc báo, tờ rơi, tờ gấp trong giờ nghỉ trưa, tuy nhiên CNLĐ không có sự lựa chọn ấn phẩm báo chí mà do doanh nghiệp bố trí một số báo cũ, tờ rơi, tờ gấp, tài liệu tuyên truyền của Công đoàn cấp trên cho CNLĐ đọc; có 02 doanh nghiệp xây dựng Nhà văn hóa sinh hoạt cho CNLĐ, các doanh nghiệp còn lại muốn sinh hoạt tập thể thường tận dụng không gian của nhà ăn để tổ chức; 10 doanh nghiệp có khuôn viên, để làm chỗ đi dạo, nghỉ ngơi của CNLĐ; 04 doanh nghiệp có khu trưng bày triển lãm; 14 doanh nghiệp có hội trường, 16 doanh nghiệp có phòng internet cho CNLĐ truy cập; 21 doanh nghiệp có phòng y tế và bố trí nhân sự làm công tác ý tế; 70% doanh nghiệp FDI có phòng hút thuốc cho CNLĐ. Nhiều doanh nghiệp không có phòng nghỉ trưa cho CNLĐ hoặc có phòng nghỉ trưa nhưng chưa đảm bảo vệ sinh, có nơi CNLĐ phải nghỉ trưa ngay trong nhà xưởng làm việc.

Các thiết chế văn hóa mang tính chất cộng đồng như: nhà trẻ, khu sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí sau giờ làm việc cho CNLĐ chưa hình thành trong các KCN. Trong khi đa số CNLĐ mong muốn có địa điểm vui chơi, sinh hoạt sau giờ làm việc, được các cấp Công đoàn tổ chức thường xuyên các hoạt động nâng cao ĐSVH, được cung cấp thông tin, được tuyên truyền pháp luật nhưng chưa được doanh nghiệp quan tâm và đầu tư đúng mức. Một số ít doanh nghiệp đã chú trọng, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho các

hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao cho CNLĐ. Một số ít doanh nghiệp có bố trí phòng đọc sách tại phòng Công đoàn, sân chơi, phòng tập thể thao quy mô nhỏ, nhưng chủ yếu để phục vụ cho NSDLĐ và bộ phận quản lý hành chính; tỷ lệ CNLĐ trực tiếp được tiếp cận với các hoạt động này còn rất ít so với nhu cầu thực tế. Các công trình văn hóa công cộng phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí của địa phương thường chỉ đủ sức phục vụ nhân dân bản địa, còn CNLĐ trong các khu nhà trọ nếu muốn sử dụng các hoạt động này thường phải trả tiền để thuê dịch vụ và giá thành khó đáp ứng cho đa số đối tượng có thu nhập thấp. Một số doanh nghiệp hàng năm đã tổ chức các giải thể thao, văn nghệ cho CNLĐ. Tuy nhiên số lượng này so với số doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 83)