Cơ sở pháp lý quy định vai trò của Công đoàn trong việc chăm lo đờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 27)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Cơ sở pháp lý quy định vai trò của Công đoàn trong việc chăm lo đờ

sống văn hóa của công nhân lao động

Điều 10, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị- xã hội của giai cấp công nhân và của NLĐ được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế- xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ; tuyên truyền, vận động NLĐ học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Về cơ chế thực hiện vai trò đại diện trực tiếp cho CNLĐ của Công đoàn theo quy định tại Điều 188 của Bộ luật Lao động năm 2012: Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên Công đoàn, NLĐ; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện Thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, Quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với NSDLĐ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

Về vai trò đại diện NLĐ của Công đoàn trong QHLĐ, Điều 7 của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: Công đoàn, tổ chức đại diện NLĐ tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ.

Về quyền của cán bộ Công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động, Điều 191 của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

1. Gặp NSDLĐ để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động.

2. Đến các nơi làm việc để gặp gỡ NLĐ trong phạm vi trách nhiệm mà mình đại diện.

3. Những nơi chưa thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở, cán bộ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được thực hiện các quyền hạn quy định tại Điều này.

Về trách nhiệm của NSDLĐ đối với tổ chức Công đoàn, Điều 192 của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn.

2. Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Công đoàn cấp trên cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển NLĐ, thành lập Công đoàn cơ sở, bố trí cán bộ Công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

3. Bảo đảm các điều kiện để Công đoàn cơ sở hoạt động theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật này.

4. Phối hợp với Công đoàn cơ sở xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ, quy chế phối hợp hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên.

5. Tham khảo ý kiến Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trước khi ban hành các quy định có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, chế độ chính sách đối với NLĐ.

Về cơ chế thực hiện vai trò đại diện trực tiếp cho NLĐ của Công đoàn theo quy định tại Điều 188 của Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:

1. Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện Thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, Quy chế trả lương, Quy chế thưởng, Nội quy lao động, Quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với NSDLĐ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ Công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này; tuyên

truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật lao động, pháp luật về Công đoàn cho NLĐ.

3. Ở những nơi chưa thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Tổ chức Công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện NSDLĐ để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động.

Về vai trò đại diện NLĐ của Công đoàn trong đối thoại tại nơi làm việc, Điều 63 của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa NLĐ và NSDLĐ hoặc giữa đại diện tập thể lao động với NSDLĐ, bảo đảm việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 27)