Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 85)

Phần 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng đời sống văn hóa của công nhân lao động trong các khu công

4.2.7. Đánh giá chung

Trong những năm qua, cùng với chính sách thu hút đầu tư, sau cấp phép đầu tư, Bắc Ninh đã triển khai nhiều giải pháp kiểm soát, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách pháp luật, nhất là những chính sách liên quan đến quyền lợi của NLĐ; đẩy mạnh việc đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật nâng cao chất lượng đời sống nhân dân địa phương, đáp ứng nhu cầu về nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, y tế... phục vụ CNLD các KCN.

Song, do các KCN phát triển quá nhanh, số lượng nhà đầu tư và NLĐ ngoại tỉnh vào làm việc tại các KCN tăng quá nhanh, khiến cho sự đầu tư phát triển hạ tầng của tỉnh chưa theo kịp. Mặt khác, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật chưa đủ sức răn đe, tạo nhiều kẽ hở cho không ít chủ doanh nghiệp vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ, thể hiện qua một số hạn chế sau:

- Mặc dù các doanh nghiệp đều chi trả tiền lương đúng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hàng năm, song chế độ chi trả tiền lương chưa tương xứng với cường độ lao động và thời gian làm việc của NLĐ, nhất là các doanh nghiệp FDI. CNLĐ không đủ sống với mức lương được hưởng, buộc phải làm tăng ca, thêm giờ. Đây là nguyên nhân của những cuộc đình công, ngừng việc tập thể trong thời gian qua.

- Các doanh nghiệp khi lập dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất chưa quan tâm dành quỹ đất xây dựng nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, khu văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu của CNLĐ; không hỗ trợ CNLĐ tiền gửi con, thuê nhà...

- Công tác quy hoạch và xây dựng nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, các công trình văn hóa- thể thao mang tính cộng đồng trong các KCN phục vụ CNLĐ chưa được Chính quyền địa phương quan tâm đúng mức. Các dự án đã được phê duyệt chậm được triển khai. Dẫn đến đa số CNLĐ phải thuê nhà trong các các khu dân cư với giá cao, chất lượng chưa đảm bảo; phải gửi con trong các nhóm trẻ gia đình chất lượng không đảm bảo, thiếu an toàn.

- Việc quản lý hệ thống cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhất là các cơ sở giáo dục mầm non, các nhóm trẻ độc lập, tư thục thiếu chặt chẽ, còn để phát triển tự phát. Nhiều cơ sở chưa được hướng dẫn, kiểm soát, cấp phép theo quy định.

- Công tác giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống các trường trung học chưa được quan tâm đúng mức; đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong các KCN, dẫn đến NLĐ được đào tạo không phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, chất lượng lao động thấp.

- Tỷ lệ NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Đa số NLĐ có tuổi đời trẻ, sống xa gia đình, không có sự quản lý của người thân, thiếu kiến thức pháp luật và chăm sóc sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản; hạn chế về kỹ năng sống, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, dễ bị lôi kéo, kích động.

- Tình trạng doanh nghiệp trong các KCN vi phạm pháp luật lao động, nhất là trốn đóng, nợ BHXH, BHYT, BHTN diễn ra khá phổ biến. Tỷ lệ NLĐ tham gia bảo hiểm thì cao, nhưng tỷ lệ NLĐ được hưởng bảo hiểm khi nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng hay chốt sổ bảo hiểm khi chuyển công tác rất thấp, dẫn đến tranh chấp lao động, đình công.

- Mặc dù cường độ làm việc cao, nhưng điều kiện làm việc của nhiều doanh nghiệp không đảm bảo, độ rung, khói bụi, tiếng ồn, nhiệt độ đều vượt tiêu chuẩn cho phép, dẫn đến tình trạng CNLĐ mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động không giảm mà có xu hướng tăng.

- Chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn, nhất là CĐCS trong doanh nghiệp chưa cao. Công tác đại diện bảo vệ quyền lợi NLĐ thiếu tính bền vững, tỷ lệ Thỏa ước lao động tập thể sao chép luật cao, chưa tác động được nhiều đến tiền lương, tiền thưởng và các khoản phúc lợi xã hội dành cho NLĐ.

- Số doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động văn hóa- thể thao cho NLĐ còn quá ít. Nhiều doanh nghiệp không tạo điều kiện cho CĐCS hoạt động. Số NLĐ được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ít.

Bên cạnh đó, tình trạng ngoài giờ làm CNLĐ nam tụ tập đi nhậu nhẹt còn diễn ra; tình trạng nạo phá thai ở công nhân nữ cũng là điều đáng báo động. Đó chính là những vấn đề rất bức thiết, là hệ lụy phản ánh đời sống tinh thần còn rất nghèo nàn của CNLĐ nói chung và CNLĐ trong các KCN hiện nay nói riêng.

Nhu cầu tăng cường đầu tư, nâng cao ĐSVH cho CNLĐ các KCN là tất yếu nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho CNLĐ phát triển toàn diện, góp phần giáo dục bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CNLĐ, xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định trong các KCN.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)