Quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 89)

Phần 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng đời sống văn hóa của công nhân lao động trong các khu công

4.3.1. Quản lý Nhà nước

QLNN đóng vai trò quan trọng trong xây dựng ĐSVH của CNLĐ trong các KCN, là tác nhân chi phối chủ yếu trong công tác xây dựng ĐSVH của giai cấp công nhân. Hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan đến đảm bảo ĐSVH của CNLĐ thiếu đồng bộ, vai trò điều tiết của Nhà nước đối với các chính sách xã hội, nhất là các chính sách đối với NLĐ như tiền lương, phúc lợi xã hội và các chính sách xã hội khác còn chậm, chưa hiệu quả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, công tác giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho CNLĐ trong các KCN chưa được chú trọng. Tình trạng cán bộ quản lý nhà nước về lao động các cấp xa rời cơ sở, thiếu sâu sát CNLĐ vẫn đang tồn tại. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách đối với NLĐ chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức. Vai trò làm chủ của CNLĐ cũng chưa thực sự được tôn trọng và chưa có cơ chế xử lý nghiêm những vi phạm chính sách pháp luật.

Việc nghiên cứu điều chỉnh tiền lương tối thiểu là kênh quan trọng góp phần bảo đảm đời sống cho CNLĐ, đặc biệt là bộ phận lao động trực tiếp có thu nhập thấp. Tuy nhiên, trong thực tế việc thống nhất để có mức lương tối thiểu của Hội đồng tiền lương Quốc gia còn nhiều bất cập, có nhiều mâu thuẫn trong cách tính toán để có mức lương tối thiểu phù hợp với ngân sách nhà nước cũng như giá cả các mặt hàng tiêu dùng... Việc tăng lương tối thiểu hàng năm còn chậm, chưa theo lộ trình cụ thể dẫn đến những khó khăn trong việc đối thoại giữa NSDLĐ và CNLĐ, đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất lại chính là CNLĐ.

giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về lao động. Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật lao động còn chậm làm mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội nhanh với tình trạng lạc hậu của cơ chế, chính sách; mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với tình trạng đời sống của CNLĐ còn nhiều khó khăn. Việc quan tâm, đầu tư xây dựng nhà ở, thiết chế văn hóa thể thao cho CNLĐ; nhà trẻ, mẫu giáo cho con CNLĐ chưa đúng mức. Đặc biệt chưa xây dựng các thiết chế văn hóa trong các KCN. Đến thời điểm này mới chỉ có 02 khu thiết chế của tổ chức Công đoàn tại KCN Yên Phong và KCN Quế Võ của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự kiến khởi công khu thiết chế ở khu công nghiệp Yên Phong trong năm 2018. UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch từ cuối năm 2016, xác định lộ trình xây dựng 04 thiết chế văn hóa thể thao ở các KCN xong trước 2020, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai xây dựng.

4.3.2. Người sử dụng lao động

Tình trạng doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động liên quan đến vấn đề HĐLĐ, tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, BHXH, Quy chế dân chủ… thời gian qua vẫn diễn ra; trong khi hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, chưa phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm của doanh nghiệp, trường hợp phát hiện sai phạm của NSDLĐ thì chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe. Trong khi NSDLĐ tìm cách lách luật để trốn tránh các nghĩa vụ đối với NLĐ và tăng tối đa lợi nhuận, thì CNLĐ lại muốn đạt được tối đa các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật, thậm chí cao hơn quy định của Luật.

Có một thực tế là NSDLĐ tại các doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Bắc Ninh 78,4% là người nước ngoài. Họ đến từ các quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau từ khắp các châu lục trên thế giới. Chính vì vậy, hiểu biết của họ về pháp luật, về con người, phong tục tập quán và văn hóa của đất nước Việt Nam nói chung và đặc điểm của văn hóa vùng Kinh Bắc nói riêng còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước thì hầu hết là doanh nghiệp nhỏ, làm ăn manh mún, đầu tư không đồng bộ, cơ sở vật chất thiếu thốn, công nghệ cũ kỹ, nhà xưởng chật hẹp, nóng bức, độ ồn cao và việc tuân thủ các quy định của pháp luật lao động về chế độ, chính sách đối với NLĐ chưa được đảm bảo.

NSDLĐ là tác nhân chính trong các hoạt động nhằm nâng cao ĐSVH của NLĐ tại doanh nghiệp. Với vai trò ”ông chủ” doanh nghiệp, mục đích của NSDLĐ tối đa hóa lợi nhuận, cắt giảm các chi phí không cần thiết phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn được NSDLĐ đặt lên hàng đầu. Theo bảng 4.20, nhiều nội

dung NSDLĐ phải thực hiện theo quy định của pháp luật nhưng vẫn thiếu sót như: NSDLĐ phải tổ chức khám sức khẻ định kỳ cho NLĐ mỗi năm một lần, phải đảm bảo ATVSLĐ, doanh nghiệp phải công khai minh bạch kế hoạch sản xuất, lãi suất kinh doanh và Nhà nước khuyến khích NSDLĐ và NLĐ thương lượng những điều khoản cao hơn quy định của pháp luật để đưa vào Thỏa ước lao động tập thể... NSDLĐ là nhân tố mang tính quyết định đến ĐSVH của CNLĐ.

Bảng 4.20. Ý kiến của người lao động và người sử dụng lao động về một số nội dung liên quan

(Khảo sát tại 04 KCN đại diện)

Đơn vị: %

TT Nội dung hỏi Trả lời của NLĐ (n =300) Trả lời của NSDLĐ (n = 100)

1 Doanh nghiệp có tổ chức khám sức khỏe

định kỳ cho CNLĐ theo quy định 33,0 46,1 2 Khu vực sản xuất có đảm bảo ATVSLĐ 43,7 53,6 3 Doanh nghiệp có xử lý chất thải bảo vệ

môi trường 64,6 67,2

4 Có hài lòng về môi trường lao động ở

doanh nghiệp 52,0 91,6

5 Doanh nghiệp có công khai, minh bạch

kế hoạch sản xuất, lãi suất kinh doanh 0 0 6 Nội quy, thỏa ước lao động tập thể tại doanh

nghiệp có điều khoản có lợi cho NLĐ 11,1 18,7 ( Nguồn: Khảo sát năm 2017)

Nguyên nhân NSDLĐ không muốn CNLĐ tham gia các hoạt động nâng cao ĐSVH, đa số NSDLĐ trả lời do doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, chưa có điều kiện, chỉ muốn CNLĐ chú tâm vào sản xuất. Tuy nhiên, theo quan sát của tác giả nghiên cứu đề tài thì dường như các doanh nghiệp cho rằng nếu CNLĐ thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật, không được tham gia các hoạt động tập thể thì NSDLĐ sẽ dễ dàng đưa ra các quy định có lợi hơn cho doanh nghiệp mà NLĐ không biết, doanh nghiệp sẽ dễ dàng lách luật và từ đó giảm được một số chi phí đáng kể. Tuy đó mới chỉ là đánh giá qua quan sát của tác giả nghiên cứu, không có NSDLĐ nào thừa nhận điều đó nhưng cũng không phải vô lý khi theo tổng hợp của LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh kết quả kiểm tra, giám sát 295 doanh nghiệp

năm 2016, 2017 thì 295 doanh nghiệp vi phạm quy định của Bộ luật lao động về các quyền của NLĐ trong các nội dung về HĐLĐ, xây dựng thang lương, bảng lương, BHXH, BHYT, định mức lao động, ATVSLĐ…

4.3.3. Người lao động

Mong muốn của NSDLĐ và NLĐ thường đối lập nhau, NLĐ mong muốn được làm công việc nhẹ nhàng, ổn định và mức lương đủ sống; NSDLĐ muốn NLĐ phải làm việc hết cường độ lao động, có năng suất lao động cao và chỉ phải chi trả mức lương thấp... chính vì vậy mà QHLĐ thường có nhiều mâu thuẫn, đối lập trong thực tế. Xem bảng 4.21 các nội dung quan tâm của NLĐ được xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp.

Bảng 4.21. Ý kiến của người lao động về nội dung liên quan đến quan hệ lao động ( n = 300)

Đơn vị: %

STT Các nội dung NLĐ quan tâm Rất quan trọng Quan trọng

1 Việc làm ổn định 100 0

2 Tiền lương đủ sống 100 0

3 Điều kiện làm việc 100

4 Nhà ở 99,0 1

5 Được tham gia BHXH, BHYT, BHTN 98,7 1,3 6 Nhà trẻ, trường học cho con 100 0 7 Cơ sở khám bệnh trong KCN 98,4 1,6 8 Quan hệ lao động hài hòa (thái độ của

NSDLĐ)

100 0

9 Các hoạt động vui chơi, giải trí 98,0 2,0 ( Nguồn: Khảo sát 2017)

Tại nơi làm việc, CNLĐ chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện làm việc chưa đảm bảo như tiếng ồn, nóng, bụi, thiếu ánh sáng, nhiều NSDLĐ chưa trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân cho CNLĐ, định mức lao động cao so với sức của CNLĐ, cộng thêm những vấn đề bức xúc trong QHLĐ mà không thể bày tỏ hết… chính điều kiện làm việc chưa đảm bảo đã tạo nhiều áp lực trong tâm lý

CNLĐ. Sau khi tan ca, hết giờ làm là nỗi lo con chưa có trường học tốt, chi tiêu thế nào cho đủ sinh hoạt cả tháng và có tích luỹ... Bên cạnh đó, hết thời gian làm việc tại doanh nghiệp, CNLĐ không có nơi vui chơi giải trí, họ phải trở về khu nhà trọ chật hẹp, nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông và thiếu thốn các phương tiện giải trí, thiếu thông tin… Tất cả những nét vẽ về đời sống CNLĐ tại các KCN kể trên là hồi chuông cảnh báo về đời sống vật chất và tinh thần CNLĐ trong các KCN hiện nay còn nhiều thiếu thốn và vô cùng ngột ngạt.

Mặc dù việc xây dựng và nâng cao ĐSVH của CNLĐ là nhiệm vụ cả hệ thống chính trị, song CNLĐ là chủ thể, họ phải tự quyết định nhu cầu và tự chi trả cho các nhu cầu của mình. ĐSVH diễn ra hàng ngày là một phần cuộc sống cá nhân của CNLĐ. Do vậy, bản thân người công nhân cần phải:

Tăng cường ý thức chính trị, ý thức giai cấp, xác định rõ vai trò, vị trí của GCCN đối với đất nước, địa vị của người công nhân trong xã hội. Việc tự nâng cao ý thức chính trị, ý thức giai cấp, địa vị của GCCN nói chung và của người công nhân nói riêng là yếu tố quyết định thành công của chiến lược xây dựng GCCN Việt Nam cũng như xây dựng ĐSVH của GCCN hiện nay và tương lai.

Tự học, tự đào tạo để nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có điều kiện nâng cao mức hưởng thụ văn hóa. Có ý chí vươn lên thoát nghèo, lạc hậu, tích cực sản xuất nâng cao đời sống vật chất. Đời sống vật chất cao và ổn định phụ thuộc vào ý chí, tinh thần lao động hăng say và sáng tạo của CNLĐ. Có định hướng về cuộc sống lành mạnh, có kế hoạch cân đối thời gian, tài chính để tham gia các hoạt động văn hóa, vì ĐSVH là yếu tố không thể thiếu, yếu tố quan trọng tác động đến cuộc sống của CNLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 89)