PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 59)

phần 3 : Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

- Tài liệu, số liệu thứ cấp

Các tài liệu, thông tin liên quan đến ĐSVH của CNLĐ trong và ngoài nước. Báo cáo của các cơ quan Trung ương và địa phương có liên quan đến đời sống CNLĐ trong các KCN.

- Tài liệu, số liệu sơ cấp

Nghiên cứu sử dụng phiếu điều tra NLĐ, NSDLĐ, cán bộ CĐCS tại các doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát: 100 doanh nghiệp tại 04 KCN Quế Võ, Đại Đồng- Hoàn Sơn, Tiên Sơn và KCN VSIP. Trong đó 25 doanh nghiệp vốn trong nước và 75 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lý do lựa chọn như vậy vì đây là 04 KCN lớn của tỉnh Bắc Ninh, tập trung rất đông CNLĐ, đặc biệt là CNLĐ ngoại tỉnh đến từ các địa phương trong cả nước về làm việc. Tỷ lệ doanh nghiệp được nghiên cứu chia cho hai loại hình vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài để đánh giá khách quan ĐSVH của CNLĐ. Trong các KCN Bắc Ninh hiện nay, doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 70%, doanh nghiệp trong nước chiếm 30%. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, lượng CNLĐ ít, không ít doanh nghiệp chỉ có văn phòng với vài nhân viên hành chính đặt tại các KCN, còn hàng hóa gia công đặt của các doanh nghiệp khác. Chính vì vậy số doanh nghiệp vốn FDI chiếm tỷ lệ lớn trong quá trình khảo sát của đề tài.

Đối với NLĐ, mỗi doanh nghiệp điều tra 03 phiếu, sử dụng hình thức phát phiếu hỏi (số lượng: 300 phiếu). Nội dung hỏi tập trung vào những thông tin liên quan đến đời sống vật chất, đời sống tinh thần, các hoạt động văn hóa- thể thao của CNLĐ sau thời gian làm việc tại doanh nghiệp, nhu cầu của CNLĐ đối với ĐSVH, sự quan tâm của doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn đối với ĐSVH của

CNLĐ…những câu hỏi để đánh giá nhu cầu về ĐSVH của CNLĐ và thực trạng ĐSVH của CNLĐ trong các KCN tỉnh Bắc Ninh.

Đối với NSDLĐ mỗi doanh nghiệp điều tra 01 phiếu (số lượng: 100 phiếu), sử dụng hình thức phỏng vấn về những nội dung liên quan tới việc doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ chính sách cho CNLĐ, các chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp đối với CNLĐ, quan điểm của NSDLĐ về các hoạt động văn hóa của CNLĐ…

Đối với CĐCS, điều tra mỗi doanh nghiệp 01 phiếu (số lượng: 100 phiếu), nội dung phiếu hỏi liên quan tới vai trò đại diện, chăm lo đời sống cho CNLĐ, những khó khăn và thuận lợi của CĐCS trong tổ chức các hoạt động nâng cao ĐSVH cho CNLĐ. Đối tượng tiến hành khảo sát như bảng 3.1.

Bảng 3.1 Các đối tượng tiến hành khảo sát

ĐVT: Người

Đối tượng khảo sát KCN Quế KCN Vsip KCN Tiên Sơn KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn Tổng NSDLĐ 71 7 10 12 100 NLĐ 213 21 30 36 300 Cán bộ Công đoàn 71 7 10 12 100 Cộng 355 30 50 60 500

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích tổng hợp các kết quả thống kê và các tài liệu liên quan đến ĐSVH của CNLĐ các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, làm rõ thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện để từ đó có cơ sở đề xuất những giải pháp liên quan đến vấn đề này trong các KCN tỉnh Bắc Ninh.

Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê các hoạt động văn hóa của CNLĐ; nội dung nào thực hiện tốt, nội dung nào chưa thực hiện được, nguyên nhân để phân tích thực trạng về ĐSVH của CNLĐ các KCN tỉnh Bắc Ninh.

Phương pháp so sánh: Phân tích so sánh theo loại hình doanh nghiệp, vốn đầu tư, theo thời gian, theo ngành nghề…

phỏng vấn không chính thức NSDLĐ, NLĐ và cán bộ CĐCS tại một số doanh nghiệp, thu thập những những thông tin tại doanh nghiệp để đánh giá mức độ quan tâm đến ĐSVH của CNLĐ giữa NLĐ- CĐCS- NSDLĐ trong doanh nghiệp.

3.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu

Để đánh giá chính xác thực trạng ĐSVH của CNLĐ trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh để từ đó căn cứ đề xuất các giải pháp phù hợp trong thời gian tới, tập trung phân tích một số chỉ tiêu sau:

- Tốc độ phát triển và cơ cấu doanh nghiệp theo khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ trong các KCN tỉnh Bắc Ninh;

- Tốc độ phát triển về số lượng và cơ cấu lao động trong các loại hình doanh nghiệp; các yếu tố về giới có nhu cầu khác nhau trong hình thành ĐSVH của CNLĐ trong các KCN;

- Tiền lương bình quân trong các loại hình doanh nghiệp và mức chênh lệch tiền lương giữa lao động gián tiếp và trực tiếp trong doanh nghiệp;

- Tỷ lệ các loại hình nhà ở, nhu cầu và chất lượng nhà ở của CNLĐ trong các KCN tỉnh Bắc Ninh;

- Tỷ lệ NLĐ trong các KCN được tham gia BHXH, BHYT, BHTN; được tư vấn pháp luật tác động đến hiểu biết và khả năng tự bảo vệ quyền lợi của bản thân NLĐ tại nơi làm việc;

- Tỷ lệ con CNLĐ trong độ tuổi mầm non gửi trong các loại hình giáo dục, chất lượng và mức chi phí của từng loại hình giáo dục đối với con CNLĐ;

- Trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của CNLĐ trong các KCN; nhu cầu được đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề và khả năng chi trả của CNLĐ;

- Số vụ đình công do giải quyết tranh chấp lao động tập thể không thành thể hiện quan hệ lao động tại doanh nghiệp trong các KCN;

- Các loại hình hoạt động do Công đoàn tổ chức thể hiện vai trò đại diện bảo vệ, chăm lo quyền lợi ích vật chất và tinh thần của CNLĐ trong các KCN;

- Chính quyền địa phương và doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho CNLĐ trong các KCN tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 59)