Nội dung nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 37)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Nội dung nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động

ĐSVH của CNLĐ bao gồm các yếu tố của đời sống vật chất và các yếu tố đời sống tinh thần của CNLĐ.

Đời sống vật chất của CNLĐ bao gồm các yếu tố liên quan đến thu nhập của NLĐ như tiền lương, các khoản trợ cấp, ăn giữa ca, bồi dưỡng độc hại cho CNLĐ...; nhà ở của CNLĐ; nhà trẻ, mẫu giáo, trường học của con CNLĐ; điều kiện làm việc của CNLĐ như thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, An toàn lao động, vệ sinh lao động...

Đời sống tinh thần của CNLĐ bao gồm: QHLĐ giữa NLĐ với NSDLĐ (thái độ, sự tôn trọng, những thỏa thuận giữa hai bên trong QHLĐ thông qua Thỏa ước lao động tập thể); chăm lo của tổ chức đại diện NLĐ (Công đoàn) trong các vấn đề về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, các nội dung tuyên truyền, giáo dục, các hoạt động chăm lo của Công đoàn đối với NLĐ như thăm quan, nghỉ mát, các hội thi...; các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao.

2.1.4.1. Nâng cao đời sống vật chất của công nhân lao động

- Tiền lương, thu nhập của CNLĐ trong các KCN

Điều 90, Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định:

Tiền lương là khoản tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản phụ cấp khác.

Mức lương của NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

Tiền lương trả cho NLĐ căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

NSDLĐ phải đảm bảo trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với NLĐ làm công việc có giá trị ngang nhau.

Tiền lương của công nhân lao động thời gian qua đã được điều chỉnh nhiều lần, bình quân thu nhập của NLĐ đã có chiều hướng tăng lên so với những năm trước do tăng trưởng của nền kinh tế và chính sách của Chính phủ.

Khoản 1, Điều 91, Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định: Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất trả cho NLĐ làm công việc đơn giản nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ.

Mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.

Tiền lương là vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống CNLĐ, chính vì vậy trong lộ trình tăng lương tối thiểu Chính phủ điều chỉnh theo quan điểm của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI. Tại Hội thảo "Thực trạng chính sách tiền lương và các giải pháp cải cách" của Quốc hội diễn ra ngày 17/5/2015 tại Hà Nội, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội phát biểu: “Tiền lương phải được xem là giá cả của sức lao động hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Mục tiêu của cải cách tiền lương là phải đảm bảo cho NLĐ có thể đạt được mức sống tốt hơn, sống được bằng tiền lương tối thiểu. Đây cũng là một trong những nguyên tắc xây dựng mức tiền lương tối thiểu mà tổ chức lao động quốc tế ILO khuyến nghị. Quá trình cải cách chính sách tiền lương cũng phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của Việt nam trong từng giai đoạn” (Trương Thị Mai, 2015).

Các chuyên gia quản lý Việt Nam đều cho rằng, mức lương tối thiểu trên thực tế chưa bảo đảm được mức sống, đó là “tối thiểu” như đúng nghĩa của nó. Mức lương tối thiểu của Việt Nam còn quá thấp, không bảo đảm đủ sống, trong khi giá cả của một số mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của CNLĐ như lương thực, thực phẩm, điện, nước sinh hoạt… ngày càng tăng và một số mặt hàng được tính, so sánh với giá cả quốc tế tác động không nhỏ đến đời sống của NLĐ

(Đại học CĐ Việt Nam, 2014). “Thu nhập của CNLĐ chưa tương xứng với cường độ lao động và thời gian làm việc” (Vũ Quang Thọ, 2016).

- Nhà ở của CNLĐ trong các KCN

Hiện nay, các doanh nghiệp trong các KCN tăng nhanh, CNLĐ di cư từ địa phương này sang địa phương khác, thậm chí CNLĐ di cư từ miền Bắc vào miền Nam, từ miền núi xuống miền xuôi đã và đang diễn ra thường xuyên, số lượng CNLĐ tăng nhanh, đặc biệt tại một số tỉnh có công nghiệp phát triển như Bắc Ninh. Bên cạnh đó việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về nhà ở còn nhiều bất cập, công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở cho CNLĐ chưa được quan tâm đúng mức đã tạo nên tình trạng thiếu nghiêm trọng nhà ở cho CNLĐ.

Vấn đề nhà ở cho CNLĐ hiện đang được quan tâm giải quyết nhưng còn chậm. Theo số liệu của Bộ Xây dựng, cả nước có 33 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp đã được khởi công với tổng số vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng, với diện tích sàn là 665.000 m², giải quyết chỗ ở cho khoảng 55.000 người; nhà ở cho CNLĐ ở các KCN có 24 dự án đã được khởi công với tổng số vốn đầu tư là 2.600 tỷ đồng giải quyết chỗ ở cho khoảng 125.000 CNLĐ. Các khu nhà ở tập trung được xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước và doanh nghiệp mới chỉ đáp ứng 05 đến 07% về nhu cầu nhà ở cho CNLĐ (Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam, 2016). Do KCN, Khu chế xuất phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, trong khi công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở cho CNLĐ chưa được quan tâm đã làm cho tình trạng nhà ở của CNLĐ thiếu trầm trọng.

Theo điều tra tại các KCN, khu chế xuất có khoảng 93% CNLĐ phải tự thuê chỗ ở (Tổng LĐLĐ Việt Nam, 2013). Do thu nhập thấp nên phần lớn công nhân phải thuê nhà ở tạm bợ, rất chật hẹp, nóng bức, diện tích mỗi phòng chỉ từ 10 đến 20m2 cho 03- 04 người; nhà vệ sinh, nhà tắm phải dùng chung không đảm bảo an ninh, vệ sinh, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe và sức làm việc của CNLĐ.

- Điều kiện làm việc cho CNLĐ trong các KCN

Vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong các doanh nghiệp được Nhà nước và chính các doanh nghiệp quan tâm, đầu tư cải thiện điều kiện làm việc cho CNLĐ. Do vậy, bước đầu công tác ATVSLĐ bước đầu có chuyển biến. Chính sách, pháp luật về ATVSLĐ tiếp tục được cải thiện, nhất là

chính sách mới về bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bổ sung các hình thức và nâng mức xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ; Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và tổ chức Công đoàn về ATVSLĐ được thường xuyên và chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, do trình độ phát triển khoa học công nghệ nước ta còn thấp, phần lớn doanh nghiệp trong nước có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính chưa mạnh, nên đầu tư cho đổi mới công nghệ, cải thiện điều kiện lao động và môi trường lao động chưa được nhiều. Điều kiện làm việc của CNLĐ trực tiếp sản xuất nhìn chung ít được cải thiện, nhất là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tình trạng công nghệ thiết bị lạc hậu, lao động thủ công, nặng nhọc và độc hại, môi trường bị ô nhiễm, không đảm bảo các điều kiện về ATVSLĐ. Còn ở tại các doanh nghiệp, CNLĐ đa phần phải làm việc trong môi trường ô nhiễm như nóng, bụi, tiếng ồn, độ rung... vượt tiêu chuẩn quy định. Điều kiện làm việc không bảo đảm đã tác động xấu đến sức khỏe CNLĐ, hậu quả là bệnh nghề nghiệp gia tăng và diễn biến phức tạp.

Mức bữa ăn ca của CNLĐ thấp, chất lượng và thực phẩm sử dụng trong bữa ăn không đảm bảo, đã có nhiều trường hợp CNLĐ bị ngộ độc thực phẩm với số lượng hàng trăm người. Vấn đề vi phạm chính sách, pháp luật đối với CNLĐ, nhất là chính sách BHXH, BHYT và những quy định của Bộ luật lao động về tiền lương, thời gian làm việc còn diễn ra ở mức khá phổ biến (Vũ Quang Thọ, 2016). Nhiều doanh nghiệp chỉ đóng BHXH cho nhân viên quản lý, hoặc có đóng cho CNLĐ nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với thu nhập thực tế. Một số doanh nghiệp cố tình chiếm dụng, gây nợ đọng BHXH, BHTN, vừa vi phạm chính sách pháp luật lao động, vừa gây thiệt thòi cho CNLĐ.

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Theo quy định tại khoản 1, Điều 104 Bộ Luật Lao động năm 2012: “Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần”. Tuy nhiên, cường độ và thời gian làm việc của CNLĐ trong các KCN hiện nay vẫn rất cao. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp làm hàng gia công cho nước ngoài, công nhân phải làm tăng ca, thêm giờ để hoàn thành đúng tiến độ. Mặt khác, do các doanh nghiệp áp dụng cơ chế trả lương theo sản phẩm, với định mức lao động quá cao, CNLĐ phải tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian làm việc thêm từ 01 đến trên 02 giờ mới hoàn thành định mức lao động. Bên cạnh đó, nhiều CNLĐ muốn tăng ca để tăng thu nhập trang trải cuộc sống. Nếu tính cả

năm, nhiều công nhân phải làm thêm tới 500- 600 giờ, trong khi đó Bộ luật Lao động quy định không được làm thêm quá 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ. Nhà nước luôn khuyến khích doanh nghiệp thực thi pháp luật trên tinh thần tạo những điều có lợi hơn cho CNLĐ, tuy nhiên các doanh nghiệp đều muốn tranh thủ tối đa thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của CNLĐ nhằm mục đích tăng năng suất lao động và tối đa hóa lợi nhuận.

Tình trạng cường độ lao động và thời gian làm việc rất cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống, chất lượng sống của CNLĐ.

- Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Khoản 1, Điều 186, Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định: NSDLĐ, NLĐ phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm y tế bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội và pháp luật về Bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, trong thực tế tình trạng doanh nghiệp trốn đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) cho CNLĐ vẫn diễn ra với số tiền nợ BHXH trên 5.500 tỷ đồng (Ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội, 2015). Một số nơi đã tiến hành xử lý doanh nghiệp nợ tiền BHXH để bảo vệ CNLĐ, tuy nhiên việc khởi kiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều cơ quan BHXH không thu được nợ cũ của doanh nghiệp nên để nợ đọng kéo dài, dẫn đến CNLĐ hàng tháng vẫn phải trích tiền để trả nợ và đóng BHXH nhưng không được hưởng BHXH. Có nhiều trường hợp nữ CNLĐ khi nghỉ thai sản hoặc CNLĐ ốm đau nhưng không được hưởng chế độ bảo hiểm vì doanh nghiệp chiếm dụng tiền đóng BHXH hàng tháng của CNLĐ, do doanh nghiệp nợ BHXH nên CNLĐ không được thanh toán chế độ nghỉ thai sản, ốm đau… Đây là một trong những bức xúc của CNLĐ đòi hỏi cần phải được giải quyết triệt để nhằm bảo đảm chính sách an sinh xã hội cho CNLĐ.

2.1.4.2. Bảo đảm nhà trẻ, mẫu giáo, trường học của con công nhân lao động

Tại Hội thảo “Thực trạng nhà trẻ, mẫu giáo ở các KCN và vai trò của Công đoàn” tổ chức ngày 28/5/2015 tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phát biểu: Việt Nam đã xây dựng được khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh về chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em. Công tác này luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và được thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước với một hệ thống

khung pháp lý gồm các Hiến pháp, Công ước Quốc tế, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc trẻ em, nhà trẻ, mẫu giáo, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trong xã hội. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý hiện hành chưa có một ưu tiên cụ thể nào hướng đến đối tượng trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo là con CNLĐ đang làm việc trong các KCN...

Đến nay, trên phạm vi cả nước có hơn 10 triệu CNLĐ đang làm việc trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, với trên 02 triệu công nhân làm việc tại KCN, trong đó gần 70% là lao động nữ. Lao động chủ yếu từ 18- 40 tuổi, nhu cầu gửi trẻ trong độ tuổi mẫu giáo là rất lớn, trong khi đó hệ thống nhà trẻ mẫu giáo tại KCN chưa được quan tâm đúng mức.

Thực tế, việc gửi con ở các nhà trẻ Công lập tương đối khó khăn do công nhân KCN chủ yếu là lao động nhập cư, thu nhập không cao, cơ sở vật chất của nhà trẻ Công lập cũng có hạn nên không có khả năng nhận hết các cháu. Vì vậy, CNLĐ trong KCN chủ yếu phải gửi con ở các nhà trẻ tư nhân hoặc nhóm trẻ, cơ sở mầm non tư thục, tận dụng nhà dân làm phòng giữ trẻ không đảm bảo diện tích cho trẻ sinh hoạt. CNLĐ tại các KCN do thời gian làm việc liên tục, kéo dài, tăng ca nên không thể dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc con nhỏ. Đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra như đánh đập tàn nhẫn, đối xử thô bạo, làm tổn thương, thậm chí có trường hợp làm trẻ tử vong.

Với các chính sách hiện hành như hiện nay và với mức tiền lương, thu nhập của CNLĐ trong các KCN, CNLĐ không gửi con vào được các trường học Công lập của địa phương, cũng có rất nhiều CNLĐ không có điều kiện gửi con tại các trường học tư thục có chất lượng cao, nên tình trạng con CNLĐ trong các KCN phải gửi tại các nhóm trẻ gia đình chưa được cấp phép, chất lượng chưa đảm bảo có chiều hướng gia tăng; nhiều CNLĐ phải đón ông bà ở quê lên chăm cháu, hoặc phải gửi con về quê cho ông bà chăm sóc, đây là một hệ lụy cho quản lý xã hội và phát triển thể chất, giáo dục của trẻ em. Thậm chí nhiều nữ CNLĐ khi sinh con, khi hết thời gian nghỉ theo chế độ, phải nghỉ việc để ở nhà chăm con, dẫn đến biến động lao động trong doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và chính chất lượng cuộc sống của CNLĐ.

2.1.4.3. Nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp

Những năm gần đây trung bình hàng năm có khoảng 1,2- 1,3 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Theo báo cáo của Tổng cục Dạy nghề số lượng

người qua đào tạo không ngừng tăng lên, nhưng chủ yếu là lao động được đào tạo ngắn hạn, nên rất thiếu lao động có trình độ tay nghề giỏi, công nhân kỹ thuật bậc cao do số người theo học tại các cơ sở dạy nghề rất ít, chất lượng đào tạo không tốt, nhiều ngành nghề không đáp ứng yêu cầu xã hội đang gây ra sự lãng phí về sự đầu tư của người dân và xã hội. Tỷ lệ lao động phổ thông không có chuyên môn kỹ thuật trong toàn xã hội chiếm 81,6% tổng số lao động, thiếu các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; yếu kém về tin học, ngoại ngữ; thiếu hiểu biết về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp; thiếu tinh thần và ý thức trách nhiệm trong công việc, tự do, tùy tiện, chậm thích nghi với môi trường làm việc mới… Năng lực đổi mới và sáng tạo khoa học và công nghệ của lực lượng lao động có trình độ cao còn nhiều yếu kém. Đây là vấn đề rất đáng báo động về chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Mặc dù các KCN luôn thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật, nhưng vẫn có khoảng 80% cử nhân mới ra trường không làm đúng nghề đào tạo, hàng trăm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)