Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 91)

4.4.2.1. Hoàn thiện các chính sách nâng cao đời sống vật chất cho công nhân lao động và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước

- Chính sách tiền lương và các khoản phụ cấp của NLĐ

Chính sách tiền lương hiện nay chưa phù hợp, mặc dù mức lương tối thiểu vùng tăng hàng năm, nhưng vẫn quá thấp và khá rẻ so với khu vực, nhất là mức lương sàn cho doanh nghiệp áp dụng do Chính phủ quy định thấp, CNLĐ không đủ sống, chưa đủ tái sản xuất lao động giản đơn, trong khi giá cả của một số mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của CNLĐ như lương thực, thực phẩm, điện, nước sinh hoạt… ngày càng tăng. Cải cách chính sách tiền lương, tiền công trong

các doanh nghiệp là việc làm rất cần thiết, là biện pháp quan trọng, quyết định đến việc làm, thu nhập, đảm bảo đời sống vật chất và nâng cao đời sống tinh thần cho CNLĐ. Cụ thể:

Đối với Quốc hội và Nhà nước: Nghiên cứu xác lập mức lương tối thiểu tương ứng với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Cần xóa bỏ lối tư duy lấy lao động giá rẻ làm lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư. Quốc hội và Nhà nước cần khắc phục ngay những bất hợp lý về lương và các vấn đề liên quan đến thu nhập của CNLĐ.

Ban hành Luật Tiền lương tối thiểu hoặc “Luật hóa” ban hành các tiêu chí cụ thể trong Bộ luật Lao động để Hội đồng tiền lương quốc gia làm căn cứ xác định tiền lương tối thiểu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, tạo sự bình đẳng trong việc trả lương cho NLĐ. Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu phải trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, khả năng chi trả của doanh nghiệp, biến động của chỉ số giá sinh hoạt, tương quan mức sống giữa khu vực nông thôn, thành thị và đời sống của CNLĐ hiện nay.

Mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc trả lương cho CNLĐ theo năng lực cá nhân và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sửa đổi hệ thống lương, bậc của thang lương, bảng lương, ngạch lương, quy chế trả lương, đơn giá tiền lương, định mức lao động, chế độ nâng lương phù hợp để tiền lương làm tốt chức năng khuyến khích CNLĐ lao động cống hiến.

Mức lương trả cho CNLĐ cần căn cứ vào đặc điểm loại công việc, mức độ thực hiện công việc và hiệu quả công việc, kết hợp với trình độ, bằng cấp mà người CNLĐ đạt được. Tiền lương phải được xây dựng và trả trên nguyên tắc phân phối theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc của NLĐ và lợi nhuận của doanh nghiệp thu được. Ngoài tiền lương theo công việc phải trả, còn xây dựng các mục với các mức chi cụ thể cho từng khoản phụ cấp cho NLĐ, áp dụng cơ chế thỏa thuận thực sự, định kỳ giữa các bên về tiền lương trong doanh nghiệp.

Nghiên cứu xây dựng mức lương giữa các vùng, đặc biệt là thành phố Bắc Ninh, các huyện của tỉnh Bắc Ninh tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, NLĐ phải được áp dụng mức lương vùng tương ứng với các huyện của thủ đô Hà Nội có vị trí địa lý tiếp giáp với Bắc Ninh. Tiến tới xóa bỏ cách chia vùng trong trả lương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chỉ nên áp dụng một mức tiền

lương tối thiểu duy nhất để đảm bảo hợp lý; vì thực tế hiện nay CNLĐ thường trú trên địa bàn vùng được áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2, nhưng lại làm việc tại doanh nghiệp đóng trên địa bàn vùng 3, chính vì vậy xảy ra những bất cập trong chi tiêu sinh hoạt của CNLĐ, thu nhập ở vùng có mức lương thấp nhưng chi phí, sinh hoạt ở vùng có giá đắt đỏ hơn.

Đối với tổ chức Công đoàn với vai trò là người đại diện bảo vệ quyền lợi của NLĐ, phải phát huy tốt vai trò đại diện trong đối thoại, thương lượng, đưa nội dung tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp của doanh nghiệp cho NLĐ vào Thỏa ước lao động tập thể để ký kết và thực hiện. Trên cơ sở đó, thực hiện chính sách tiền lương và các khoản phụ cấp cho CNLĐ giúp đời sống CNLĐ bớt khó khăn, giảm áp lực, ổn định tinh thần cho NLĐ. Tiền lương phải thực hiện công bằng, bình đẳng, chính sách phù hợp, mức lương đủ sống mới kích thích được NLĐ làm việc hăng say, từ đó tăng năng suất lao động, phát huy được sáng kiến trong sản xuất.

- Chính sách đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân lao động

Cần tăng cường nguồn lực đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất công nghiệp, chú trọng đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để chủ động và tích cực giải bài toán năng suất lao động trong điều kiện làm việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho CNLĐ.

Sức khỏe và an toàn lao động, các chế độ bảo hiểm là yếu tố quan trọng đối với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CNLĐ. Cải thiện điều kiện lao động và môi trường làm việc, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường lao động, nâng cao chất lượng bữa ăn ca của CNLĐ; khắc phục tình trạng trốn đóng, chiếm dụng, nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN của NLĐ trong các khu công nghiệp hiện nay là việc làm thiết thực để nâng cao đời sống của NLĐ, khích lệ tinh thần làm việc góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả lao động của NLĐ.

Thực hiện tốt Luật BHXH, BHYT, BHTN; Nhà nước cần nghiên cứu và khuyến khích phát triển loại hình BHXH tư nhân, xây dựng chính sách bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Bổ sung và sửa đối các chế độ BHXH còn bất hợp lý; điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH theo nguyên tắc tạo nguồn, độc lập tương đối trong chính sách tiền lương, thực hiện đầy đủ chính sách BHXH đối với CNLĐ; truy thu đầy đủ nợ đọng bảo hiểm để đảm bảo CNLĐ

được hưởng chế độ kịp thời, đúng quy định của pháp luật.

Đối với hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước cần được tiến hành đồng bộ các giải pháp như hoàn thiện pháp luật, tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong quản lý, thanh tra, kiểm tra; thúc đẩy hoạt động tích cực của các cơ quan liên quan như Toà án, BHXH…

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng của tỉnh tại doanh nghiệp về việc thực hiện Bộ luật Lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội. Đối với doanh nghiệp có hành vi trốn đóng BHXH, nợ BHXH mà có CNLĐ đến kỳ chốt sổ hoặc được hưởng chế độ bảo hiểm cần có chính sách đảm bảo điều kiện hưởng cho NLĐ bằng cách giao một phần tài sản của doanh nghiệp cho đơn vị thứ ba đó là Ngân hàng để tổ chức thẩm định giá tài sản của doanh nghiệp bằng mức hưởng của NLĐ.

Xây dựng chế tài xử phạt nghiêm, đủ sức răn đe việc vi phạm các nội dung liên quan đến quyền của NLĐ như: ATVSLĐ, các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ. Mức xử phạt hiện nay quá thấp, so sánh giữa việc không thực thi pháp luật với việc nộp phạt thì lợi nhuận của việc trốn tránh nghĩa vụ cao hơn rất nhiều so với việc phải nộp phạt, vì vậy nhiều NSDLĐ chọn cách nộp phạt. Khi giải quyết đình công rất nhiều vi phạm bị phát giác nhưng những NSDLĐ vi phạm không bị xử lý hoặc nếu có xử lý thì cũng còn quá nhẹ. Trên thực tế nhiều cơ quan chức năng khi giải quyết vụ việc chỉ "cốt cho êm". Như vậy rõ ràng xác định lại thái độ ứng xử của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động với các doanh nghiệp vi phạm cũng là việc phải làm.

Nâng cao năng lực của đội ngũ Thanh tra lao động tổ chức có thẩm quyền quản lý, giám sát việc thi hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về lao động trong công tác quản lý nhà nước tại doanh nghiệp.

4.4.2.2. Xây dựng và hoàn thiện chính sách về nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân lao động

Hiện nay nhu cầu về nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học đảm bảo an toàn, chất lượng cho con CNLĐ làm việc trong các KCN, khu chế xuất trong cả nước nói chung và trong các KCN tỉnh Bắc Ninh đang là vấn đề hết sức bức thiết. Giải quyết nhu cầu này là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị- xã hội từ Trung ương đến cơ sở, của doanh nghiệp, của người dân địa phương nơi có các KCN, có lao động nhập cư sinh sống.

Sở Xây dựng cần phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý các KCN tỉnh và LĐLĐ tỉnh nghiên cứu, tham mưu với HĐND- UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống thiết chế văn hóa- thể thao, hệ thống dịch vụ phục vụ NLĐ trong các KCN; xây dựng các KCN theo hướng giảm đất xây dựng nhà xưởng, tăng đất xây dựng nhà ở cho CNLĐ và hạ tầng xã hội; tham mưu xây dựng kế hoạch Ban hành Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn về xây dựng nhà trọ cho thuê và giá thuê nhà trọ theo từng địa bàn để thống nhất áp dụng chỉ đạo trong toàn tỉnh, đảm bảo quyền lợi của CNLĐ.

Sở Kế hoạch- Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính tham mưu với Tỉnh ủy- HĐND- UBND tỉnh cân đối dành một tỷ lệ ngân sách hợp lý trong từng thời kỳ ngân sách và từng năm ngân sách để đầu tư xây dựng nhà ở, các thiết chế văn hóa thể thao trong các KCN phục vụ CNLĐ; xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo cho con CNLĐ; khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ CNLĐ tiền thuê nhà trọ, hỗ trợ tiền gửi con vào các nhà trẻ, mẫu giáo trong KCN.

Sở Giáo dục- Đào tạo tăng cường phối hợp với LĐLĐ tỉnh, Ban quản lý các KCN tỉnh thường xuyên khảo sát, nắm chắc biến động lao động trong độ tuổi, nhu cầu học tập ở từng bậc học của con CNLĐ ngoại tỉnh trong các KCN để tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục sát từng giai đoạn và từng năm, nhất là kế hoạch mở rộng quy mô trường lớp của hệ thống giáo dục Công lập; Hướng dẫn quy trình, thủ tục thành lập các cơ sở giáo dục ngoài Công lập; quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài Công lập, nhất là về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên và bảo mẫu. Tham mưu với HĐND- UBND tỉnh ban hành một số chính sách đặc thù: chính sách ưu tiên con CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhập học trong các trường Công lập, hỗ trợ học phí, tiền ăn trưa cho con CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn trong các cơ sở giáo dục ngoài Công lập, nhằm giảm bớt khó khăn cho CNLĐ.

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong các KCN thực hiện pháp luật lao động liên quan đến quyền lợi NLĐ, nhất là các vấn đề về BHXH, BHYT, BHTN, điều kiện làm việc, ATVSLĐ, chế độ tiền lương, tiền thưởng, các chế độ phúc lợi, việc thực hiện Quy chế dân chủ tại nơi làm việc... kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.

khảo sát về thực trạng đời sống vật chất, tinh thần của CNLĐ, nhu cầu dịch vụ của CNLĐ trong các KCN. Từ đó đề xuất với tỉnh ban hành các giải pháp về: xây dựng nhà ở, nhà trẻ mẫu giáo trong các KCN phục vụ con CNLĐ; ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí nhà trọ; tiêu chuẩn, điều kiện và phương thức thanh toán đối với CNLĐ khi được mua, được thuê nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp trong các KCN phù hợp với điều kiện và khả năng thanh toán của CNLĐ; giải pháp quản lý các nhóm trẻ tư thục, cơ sở giáo dục ngoài Công lập gần các KCN trông giữ con CNLĐ; quản lý Nhà nước về an ninh trật tự- an toàn xã hội trong các khu nhà trọ, trên đường đi làm ca; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các khu chợ cóc phục vụ CNLĐ; quản lý chất lượng bữa ăn ca trong các bếp tập thể. Tham mưu đề xuất với tỉnh ban hành một số chính sách an sinh xã hội mang tính đặc thù về y tế, giáo dục nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho CNLĐ làm việc trong các KCN như: chính sách ưu tiên con CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn được nhập học trong các trường học Công lập; chính sách hỗ trợ học phí cho con CNLĐ học trong các cơ sở giáo dục ngoài Công lập; hỗ trợ kinh phí thuê nhà cho các chủ nhóm trẻ tư thục nhằm giảm mức đóng học phí cho con CNLĐ; chính sách hỗ trợ BHYT con CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...nhằm giảm bớt khó khăn cho CNLĐ, tạo sự công bằng trong hưởng thụ các chính sách an sinh xã hội giữa CNLĐ nhập cư với người dân địa phương. Tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh đẩy nhanh tiến độ giải phóng, san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đến chân hàng rào dự án, bàn giao đất sạch cho Tổng liên Lao động Việt Nam khởi công xây dựng 02 khu Thiết chế Công đoàn phục vụ CNLĐ tại 02 KCN Yên Phong và Quế Võ theo đúng kế hoạch Đề án xây dựng Thiết chế Công đoàn của Tổng Liên đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (giai đoạn 2018- 2020), bàn giao cho LĐLĐ tỉnh quản lý, vận hành phục vụ nhu cầu của CNLĐ; tích cực tham mưu với tỉnh tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng 04 khu thiết chế văn hóa thể thao trong các KCN theo quy hoạch đã được duyệt phục vụ CNLĐ, xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo phục vụ con CNLĐ gắn với việc triển khai xây dựng các dự án nhà ở cho CNLĐ trong các KCN.

Người dân địa phương là chủ các nhà trọ phải có đạo đức, trách nhiệm trong việc xây dựng nhà trọ theo quy chuẩn, quy định giá cho thuê hợp lý, nghiêm chỉnh chấp hành quy định giá các loại dịch vụ về điện, nước… đối với CNLĐ như người dân địa phương; coi người thuê nhà như người thân.

4.4.2.3. Coi trọng công tác giáo dục và đào tạo nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ mang tính quyết định trong sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề cho CNLĐ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH- HĐH là nhiệm vụ hết sức quan trọng, để giúp CNLĐ tự làm chủ bản thân, làm chủ máy móc thiết bị, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.

Chính quyền tỉnh Bắc Ninh cần nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý về da ̣y nghề, thông tin dự báo về nhu cầu đào ta ̣o nghề, chú tro ̣ng công tác thống kê và và phân tích số liệu da ̣y nghề để có kế hoạch tư vấn hướng nghiệp đối với học sinh THPT trong việc lựa chọn nghề nghiệp thích hợp; kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu về cả: cán bộ quản lý và lực lượng lao động có tay nghề. Tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề có thế mạnh về đào tạo công nhân đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp như Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh.

Các cấp Chính quyền, Sở Giáo dục- Đào tạo, các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo, triển khai thực hiện đổi mới căn bản giáo dục-đào tạo, phát huy tối đa tiềm năng về phẩm chất, năng lực của mỗi học sinh, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 91)