Tình hình thực hiện tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 96 - 136)

(Tính đến tháng 12 năm 2015)

ĐVT: xã

TT Nội dung của tiêu chí

Mức độ hoàn thành tiêu chí 2013 2014 2015 Số xã % Số xã % Số xã % 1 Cán bộ xã đạt chuẩn 24 82,8 26 89,7 27 93,1 2 Có đủ các tổ chức trong hệ thống

chính trị cơ sở theo quy định. 29 100,0 29 100,0 29 100,0 3 Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu

chuẩn “trong sạch, vững mạnh” 27 93,1 27 93,1 27 93,1 4 Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã

đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên 29 100,0 29 100,0 29 100,0 Nguồn: Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới

* Tiêu chí 19: Quốc phòng, an ninh

Tình hình an ninh, trật tự xã hội của địa phƣơng đƣợc ổn định và giữ vững. Thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch; Tăng cƣờng tinh thần trách nhiệm của cán bộ cấp xã thông qua cách quản lí, giám sát cộng đồng để nâng cao tinh thần làm chủ của nhân dân và lòng tin của dân vào Đảng, Nhà nƣớc gắn với việc củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nƣớc.

Đảng ủy thƣờng xuyên quan tâm lãnh đạo tổ chức quán triệt các chỉ thị, nghi quyết về đảm bảo an toàn chính trị, công tác đấu tranh chống âm mƣu “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa Đế quốc và thế lực thù địch đƣợc chu trọng trên các mặt công tác. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc đƣợc duy trì phát huy hiệu quả. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội đƣợc duy trì, góp phần củng cố và giữ vững đƣợc an ninh chính trị tại địa phƣơng. Chú trọng và chăm lo đảm bảo đủ mạnh về con ngƣời, đủ dụng cụ, phƣơng tiện và điều kiện vật chất cho đội ngũ an ninh để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Do vậy, các vụ việc vi phạm trật tự an ninh xã hội đƣợc phát hiện, xử lý kịp thời...Tính đến tháng 12 năm 2015 chỉ còn 01 xã trên tổng số 29 xã toàn huyện chƣa đạt tiêu chí về quốc phòng, an ninh.

4.2.5. Đánh giá của ngƣời dân về việc thực hiện xây dựng nông thôn mới Bảng 4.27. Các kênh tiếp cận thông tin của ngƣời dân về nông thôn mới Bảng 4.27. Các kênh tiếp cận thông tin của ngƣời dân về nông thôn mới

ĐVT: % số hộ(m=30 hộ/xã)

TT Nội dung của tiêu chí Xã Vũ Vân Hồng Phong Hiệp Hòa Nguyên Minh Quang Xã Vũ Đoài Song Lãng Bình quân % 1 Tỷ lệ % số hộ đƣợc tiếp cận thông tin 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 2 Từ cán bộ xã, thôn 43,3 53,3 50,0 48,8 52,3 49,6 47,8 49,3 3 Từ họp, bạn bè, hàng xóm 16,7 30 23,3 23,3 15,5 22,4 19,4 21,5 4

Từ các phƣơng tiện thông

tin đại chúng 40,0 16,7 26,7 27,8 32,2 28,0 32,8 29,2

5 Từ nguồn khác 0 0 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2015) Khi tìm hiểu về khả năng tiếp cận chính sách về phát triển nông thôn và mô hình phát triển nông thôn mới, 100% ngƣời dân đều có nghe thông tin về chính sách. Tuy nhiên, không đƣợc thƣờng xuyên, cụ thể nên ngƣời dân có khi chƣa hiểu rõ. Phần lớn các chính sách mà nông dân tiếp cận đƣợc thông qua chính quyền địa phƣơng thông qua cán bộ xã (49,3%); các buổi họp thôn, và các đoàn thể (21,5%). Kênh thông tin đƣợc sử dụng thứ 2 đƣợc ngƣời dân nói đến đó là kênh thông tin từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng (29,2%). Kênh thông tin đƣợc sử dụng nhiều nhất là từ cán bộ xã, thôn, điều này cho thấy công tác tuyên truyền, triển khai của chính quyền địa phƣơng các xã, thôn đƣợc quan tâm thực hiện.

Bảng 4.28. Ý kiến của ngƣời dân về xây dựng nông thôn mới

ĐVT: % số hộ(m=30 hộ/xã) TT Nội dung của tiêu chí Xã Vũ Vân Hồng Phong Hiệp Hòa Nguyên Minh Quang Xã Vũ Đoài Song Lãng Bình quân % 1 Rất cần thiết 73,3 86,7 70 76,7 80,2 76,4 78,2 77,4 2 Cần thiết 26,7 13,3 30 23,3 19,8 23,6 21,8 22,6 3 Không cần thiết 0 0 0 0 0 0 0 0

Qua bảng số liệu điều tra cho thấy hầu hết ngƣời dân 7 xã nghiên cứu đều có biết về chƣơng trình nông thôn mới, mặc dù sự hiểu biết của ngƣời dân còn rất mơ hồ về chƣơng trình nông thôn mới nhƣng khi đƣợc hỏi thì đa phần các ý kiến của ngƣời dân đều cho rằng chƣơng trình nông thôn mới đều là rất cần thiết cho các địa phƣơng (chiếm 77,4 % số ý kiến), còn lại các ý kiến đều cho rằng chƣơng trình nông thôn mới là cần thiết, không ý kiến nào cho rằng xây dựng nông thôn mới là không cần thiết.

Bảng 4.29. Những công việc ngƣời dân tham gia vào xây dựng nông thôn mới tại địa phƣơng mình

ĐVT: ngƣời

TT Nội dung công việc Số lƣợng (n=210)

Tỷ lệ (%)

1 Bầu tiểu ban xây dựng nông thôn mới 119 56,7 2 Đóng góp ý kiến vào bản quy hoạch và bản đề cƣơng

xây dựng nông thôn mới

88 42,2

3 Đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung xây dựng nông thôn mới

25 12,2

4 Xây dựng kế hoạch thực hiện 11 5,4

5 Trực tiếp thi công, thực hiện công trình 159 75,5

6 Tập huấn khuyến nông, khuyến ngƣ 54 25,5

7 Giám sát thi công công trình 39 18,8

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2015) Qua bảng số liệu trên, khi đƣợc hỏi về những công việc mà gia đình tham gia vào nông thôn mới ở địa phƣơng thì thấy đƣợc ngƣời dân đã tham gia vào các công việc nhƣ sau: bầu tiểu ban xây dựng nông thôn mới tại thôn mình; đóng góp ý kiến vào bản quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới; đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung xây dựng nông thôn mới; trực tiếp thi công, thực hiện công trình; tập huấn khuyến nông, khuyến ngƣ; giám sát thi công công trình. Tuy nhiên, tỷ lệ ngƣời dân tham gia vào các công việc là khác nhau: chỉ có 5,4% ý kiến cho rằng đƣợc tham gia đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch thực hiện nông thôn mới; đặc biệt 75,5% số ý kiến đóng góp là trực tiếp thi công, thực hiện công trình. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của ngƣời dân đối với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Và khi đƣợc hỏi về việc tham gia đóng góp vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong nội dung xây dựng nông thôn mới

của thôn, xã mình bằng các hình thức khác nhau: tiền, ngày công lao động, hiến đất...thì cho thấy 100% các hộ đều tham gia đóng góp vào các công trình xây dựng cơ bản bằng hình thức ngày công lao động, thêm vào đó 1 số hộ gia đình đóng góp thêm bằng hình thức hiến đất, quyên góp tiền mặt. Tuy nhiên đến nay hình thức đóng góp chính vẫn là ngày công lao động, đối với các hình thức khác vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

Qua bảng thống kê mức độ hài lòng của ngƣời dân chúng ta có thể thấy rằng đa số ngƣời dân hiện tại hài lòng với kết quả xây dựng nông thôn mới đạt đƣợc tại địa phƣơng (72,5%). Nhƣng giữa các nhóm nội dung có sự khác nhau về mức độ hài lòng.

Nhóm nội dung về Quy hoạch và thực hiện quy hoạch có tỷ lệ ngƣời dân không hài lòng cao nhất (30%). Nguyên nhân chính do công tác xây dựng còn nhiều bất cập, chƣa tạo đƣợc lòng tin tuyệt đối của nhân dân, đồ án quy hoạch còn nhiều điểm chƣa hợp lý dẫn đến phải chỉnh sửa nhiều lần, gây chậm tiến độ xây dựng các nội dung khác.

Nhóm nội dung thứ 2 về hạ tầng kinh tế - xã hội: đây là nhóm nội dung có khối lƣợng công việc cần phải thực hiện nặng nhất trong những năm qua, chủ yếu liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng đƣờng xá, nhà cửa, công trình... Tuy số lƣợng công trình chƣa đáp ứng đủ yêu cầu của ngƣời dân nhƣng đã phần nào làm hài lòng (77,3%). Tuy vậy trong các nội dung thuộc nhóm trên có nội dung xây dựng chợ nông thôn có tỷ lệ ngƣời dân không có ý kiến cao nhất (30%). Nguyên nhân do truyền thống tập quán, phong tục của nhân dân.

Nhóm nội dung thứ 3 về kinh tế và tổ chức sản xuất: đánh giá chung của ngƣời dân là hài lòng (66%). Đánh giá về mặt không hài lòng của ngƣời dân chủ yếu là 2 nội dung tỷ lệ lao động có việc làm (>90%), và hình thức tổ chức sản xuất. Thực tế phỏng vấn cho thấy mặc dù tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên đạt trên 90% trở lên khá cao nhƣng hiệu quả kinh tế chƣa đáp ứng yêu cầu cả ngƣời dân. Tỷ lệ lao động có việc làm cao, nhƣng tỷ lệ lao động tham gia sản xuất nông nghiệp vẫn cao so với công nghiệp và thƣơng mại, dịch vụ. Điều này làm cho thu nhập của ngƣời dân chƣa đảm bảo, khiến cho ngƣời dân chƣa thật sự hài lòng.

Về hình thức tổ chức sản xuất lao động trong 3 năm qua, các tổ hợp tác, hợp tác xã đã phát huy vai trò của mình, góp phần phát triển đƣợc nền kinh tế địa phƣơng, nâng cao đời sống tinh thần ngƣời dân. Nhƣng vẫn có ý kiến cho rằng

đối với một huyện nông nghiệp nhƣ Vũ Thƣ thì mô hình các hợp tác xã vẫn còn nhiều tiềm năng để khải thác, cần phải phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình. Chính vì vậy tỷ lệ ngƣời dân chƣa hài lòng vẫn còn cao (31,9%).

Bảng 4.30. Tổng hợp mức độ hài lòng của ngƣời dân về xây dựng nông thôn mới

ĐVT: % TT Nội dung Mức độ (n=210) Không ý kiến Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng I. Nhóm I: Quy hoạch 0 30 70 0 1 Quy hoạch 0 30 70 0 II. Nhóm 2: hạ tầng KT-XH 4,6 8,5 77,3 6,6 2 Giao thông 0 11,9 76,1 12 3 Thủy lợi 0 8,1 62,8 29,1 4 Điện 0 0 80 20 5 Trƣờng học 0 0 100 0

6 Cơ sở vật chất văn hóa 7,1 20,9 67,6 4,4

7 Chợ nông thôn 30 12,8 57,2 0 8 Bƣu điện 0 0 100 0 9 Nhà ở dân cƣ 0 14,7 74,7 10,6 III. Nhóm 3:KT và tổ chức SX 2,3 21,4 66 10,3 10 Thu nhập 9 16,6 69 5,4 11 Hộ nghèo 0 8,1 91,9 0

12 Cơ cấu lao động 0 29 61 10

13 Hình thức tổ chức SX 0 31,9 41,9 26,2 IV. Nhóm 4: VH-XH-MT 3 25,9 59,3 11,8 14 Giáo dục 0 0 100 0 15 Y tế 0 24,7 64,7 10,6 16 Văn hóa 10 31,9 42,8 15,3 17 Môi trƣờng 1,9 50 30 18,1 V. Nhóm 5: Hệ thống chính trị 0 7,6 90 2,4 18 Hệ thống tổ chức chính trị XH 0 15,2 80 4,8 19 An ninh trật tự xã hội 0 0 100 0

Đánh giá mức độ hài lòng chung 2 18,7 72,5 6,8

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2015) Nhóm nội dung 4 về văn hóa – xã hội - môi trƣờng thực sự vẫn còn nhiều

vấn đề cần phải giải quyết. Đối với nội dung giáo dục 100% ngƣời dân đƣợc hỏi đều đánh giá hài lòng đối với thực tế hiện trạng giáo dục hiện nay. Tuy nhiên ở các nội dung y tế, văn hóa, môi trƣờng vẫn còn nhiều bất cập. Tỷ lệ ngƣời dân chƣa hài lòng còn cao.

Nhóm nội dung 5 về tổ chức hệ thống chính trị: về cơ bản ngƣời dân hài lòng về nhóm nội dung này. Chỉ có 15,2% số ngƣời dân đƣợc hỏi không hài lòng về hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh. Chủ yếu là tại các xã khó khăn về kinh tế, đời sống ngƣời dân kém phát triển, nội bộ còn chƣa đoàn kết. Điều này đòi hỏi cấp ủy, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức chính trị xã hội cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, qua đó tạo đƣợc lòng tin của nhân dân.

4.2.6. Đánh giá của cán bộ xã, thôn về xây dựng nông thôn mới

Qua điều tra, phỏng vấn cho thấy: 80,9% ý kiến cán bộ cho rằng địa bàn nhỏ hẹp nhƣng lại đƣợc chia thành nhiều đơn vị hành chính lãnh thổ cũng là một trong những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới, việc có quá nhiều đơn vị hành chính trên một diện tích nhỏ hẹp dẫn đến khó triển khai các nghị quyết, chỉ thị của đảng, nhà nƣớc và địa phƣơng một cách đồng bộ, nhất quán; và khó tích tụ ruộng đất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. 100% ý kiến của cán bộ đƣợc điều tra cho rằng nguồn lực địa phƣơng còn hạn chế nên khó khăn cho việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. 52,3 % ý kiến cho rằng nhận thức của ngƣời dân phần nào còn hạn chế, vẫn tồn tại tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. 33,3 % cán bộ cho rằng thu nhập của ngƣời dân chƣa cao cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng. Ngoài ra, trình độ của đội ngũ cán bọ cấp xã cũng là một trong những khó khăn trong triển khai xây dựng nông thôn mới.

Bảng 4.31. Ý kiến của cán bộ thôn, xã về khó khăn trong việc thực hiện nông thôn mới tại địa phƣơng mình

ĐVT: ngƣời

TT Nội dung công việc Số lƣợng (n=21)

Tỷ lệ (%)

1 Địa bàn nhiều đơn vị hành chính lãnh thổ 17 80,9

2 Nguồn lực địa phƣơng còn có hạn 21 100

3 Năng lực đội ngũ còn nhiều hạn chế 15 71,4

4 Nhận thức của ngƣời dân còn kém, trông chờ, ỷ lại 11 52,3

5 Thu nhập ngƣời dân chƣa cao 7 33,3

4.2.7. Đánh giá của chuyên gia về thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Vũ Thƣ huyện Vũ Thƣ

Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các địa phƣơng khác cho thấy: Dù đây là các địa phƣơng có nền kinh tế địa phƣơng phát triển hay các địa phƣơng có nền kinh tế khó khăn thì họ đều tƣơng đối chú trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy đƣợc nhiều king nghiệm phong phú. Các cách làm này chủ yếu bao gồm: kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại; cố gắng nâng cao thu nhập cho nông dân; nâng cao trình độ tổ chức cho ngƣời nông dân; thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, bồi dƣỡng nông dân theo mô hình mới.

Bất luận tiến trình độ thi hóa và công nghiệp hóa đƣợc thúc đẩy thế nào, các địa phƣơng có đa phần dân số làm nghề nông cũng buộc phải chấp nhận một thực tế: Vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm nữa, số dân tiếp tục dựa vào nông nghiệp để mƣu sinh vẫn là số lớn. Bởi vậy, xây dựng nông thôn mới không phải là một quy hoạch kinh tế ngắn hạn, mà là một quá trình lâu dài…

Đối với nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc đã chủ trƣơng đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hƣớng hiện đại, đảm bảo phát triển cả về kinh tế và đời sống xã hội. Đi theo đƣờng lối của Đảng, từng địa phƣơng trong cả nƣớc tiến hành phát triển kinh tế mà trƣớc hết là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trong đó có chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, khu, xã có cuộc sông no đủ, văn minh, môi trƣờng lành mạnh.

Để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới phải là một phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ động, tích cực, tự giác của mỗi ngƣời dân, mỗi cộng đồng dân cƣ, của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, phát huy cao nhất nội lực, có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nƣớc và chính quyền các cấp. Vì vậy, để xây dựng mô hình thành công cần có sự cộng đồng trách nhiệm của chính quyền các cấp với đoàn thể địa phƣơng và sự hợp tác, ý thức, nỗ lực của chính những ngƣời dân vốn quen với cách sống sau lũy tre làng.

4.2.8. Đánh giá chung về kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 96 - 136)