Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 54 - 57)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Vũ Thƣ đƣợc thu thập từ tài liệu công bố của UBND tỉnh Thái Bình và UBND huyện Vũ Thƣ; đề án xây dựng nông thôn mới tại các xã trong huyện; báo cáo các giai đoạn thực hiện và báo cáo tổng kết hằng năm của UBND các xã trong huyện; số liệu thống kê của UBND huyện về số lƣợng các lớp tập huấn, số lƣợng cán bộ tham gia đi tham quan học hỏi tại các địa phƣơng khác,… các tài liệu đã công bố về nông thôn mới.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra, phỏng vấn thu thập tại huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình qua các phƣơng pháp sau:

+ Thiết kế bảng câu hỏi điều tra hộ nông dân về ảnh hƣởng của mô hình nông thôn mới tới ngƣời dân tại huyện Vũ Thƣ, Tỉnh Thái Bình.

+ Thiết kế bảng câu hỏi cho cán bộ trực tiếp tham gia vào xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Vũ Thƣ, Tỉnh Thái Bình.

+ Phỏng vấn, tham khảo ý kiến các chuyên gia về vấn đề xây dựng nông thôn mới tại huyện Vũ Thƣ, Tỉnh Thái Bình.

Bảng 3.4. Số lƣợng mẫu điều tra 2016

ĐVT: ngƣời

Đối tƣợng

Hộ nông dân Cán bộ xã Chuyên gia Tổng số Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Xã Hồng Phong 30 88,24 3 8,82 1 2,94 34 Xã Vũ Vân 30 88,24 3 8,82 1 2,94 34 Xã Hiệp Hòa 30 88,24 3 8,82 1 2,94 34 Xã Nguyên Xá 30 88,24 3 8,82 1 2,94 34 Xã Minh Quang 30 88,24 3 8,82 1 2,94 34 Xã Vũ Đoài 30 88,24 3 8,82 1 2,94 34 Xã Song Lãng 30 88,24 3 8,82 1 2,94 34 Tổng số 210 21 7 238

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2015 Sở dĩ tác giả lựa chọn các đối tƣợng điều tra nhƣ trên là do mục tiêu mà đề tài hƣớng tới là đƣa ra đƣợc các giải pháp để xây dựng nông thôn mới tại huyện Vũ Thƣ, Thái Bình. Để đạt đƣợc mục tiêu đó tác giả cần nắm đƣợc thực trạng xây dựng nông thôn mới hiện nay tại huyện Vũ Thƣ bằng cách thu thập các thông tin tài liệu từ những đối tƣợng có liên quan trực tiếp hoặc những ngƣời có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về lĩnh vực xây dựng nông thôn mới. Vì thế, tác giả đã lựa chọn đối tƣợng khảo sát là các hộ nông dân trên địa bàn huyện Vũ Thƣ, các cán bộ xã chịu trách nhiệm xây dựng mô hình và các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới.

Số lƣợng mẫu điều tra đƣợc tác giả ƣớc tính dựa tên cơ sở đủ tin cậy để tiến hành phân tích và đƣa ra các kết luận, đánh giá.

- Phương pháp nghiên cứu nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA):

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để gặp mặt và thảo luận tại xã với nhóm cán bộ xã, thảo luận nhóm tại các thôn với ngƣời dân.

- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RPA - Rapid Rural Appraisai):

Mô tả các nhóm tiếp cận và các phƣơng pháp nhằm giúp cho ngƣời dân địa phƣơng có thể chia sẻ và phát huy các kinh nghiệm sống cũng nhƣ giúp họ biết phân tích các điều kiện để lập và thực hiện kế hoạch.

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA- Patipatory Rulral Appraisal): đây là phƣơng pháp giúp cho ngƣời dân nông thôn có thể chia sẻ, thảo luận, củng cố và phân tích kiến thức hiểu biết của họ về cuộc

sống điều kiện nông thôn, cũng nhƣ lập kế hoạch, thực hiện giám sát.

- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

+ Điều tra toàn bộ 29 xã của huyện Vũ Thƣ về tình hình xây dựng nông thôn mới dựa trên số liệu đã đƣợc công bố của Ban Chỉ đạo xây dựng mục tiêu quốc gia về nông thôn mới tỉnh Thái Bình; các phòng ban, cơ quan chuyên môn của huyện Vũ Thƣ.

+ Chọn 7 xã, đại diện cho 2 vùng đặc trƣng của huyện Vũ Thƣ (mỗi xã chọn 30 hộ) để điều tra thu thập thông tin (210 mẫu), trong đó: 03 xã chƣa đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới: Hồng Phong, Vũ Vân, Hiệp Hòa (mỗi xã chọn 30 hộ, 02 cán bộ xã, 01 chuyên gia để khảo sát); 04 xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới: Nguyên Xá, Minh Quang, Vũ Đoài, Song Lãng (mỗi xã chọn 30 hộ, 02 cán bộ xã, 01 chuyên gia để khảo sát). Mục đích chọn 07 xã trên để khảo sát cũng là đại diện cho các khu vực địa lý – kinh tế - xã hội khác nhau của huyện.

- Công cụ xử lý và tính toán: sử dụng phần mềm excel để xử lý các số liệu thu thập đƣợc.

3.2.2. Phƣơng pháp phân tích và xử lý thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả: Thu thập, xử lý số liệu để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu. Dựa trên các số liệu đã thu thập, xử lý để mô tả sự biến động cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình.

- Phương pháp phân tổ thống kê: Những thông tin sau khi thu thập đƣợc phân tổ theo các nhóm tiêu chí. Phƣơng pháp phân tổ sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ ràng các sự kiện để có đƣợc những đánh giá chính xác nhất về tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình.

- Phương pháp so sánh: Để đánh giá các động thái phát triển của hiện tƣợng, bản chất kinh tế, xã hội theo thời gian, không gian. Cụ thể, nghiên cứu này so sánh các chỉ tiêu tính toán về kết quả và hiệu quả giữa các xã, các huyện về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới…của các để thấy đƣợc những ƣu điểm, những mô hình nổi bật để phát huy, và tìm ra giải pháp khắc phục thích hợp với khó khăn, vƣớng mắc khi triển khai xây dựng nông thôn mới.

- Phương pháp chuyên gia: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tham khảo ý kiến các chuyên gia về các đề xuất nhằm hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở địa phƣơng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 54 - 57)