Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở vũ thƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 111)

4.3.1 Căn cứ đƣa ra giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Vũ Thƣ

Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/4/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XVIII) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020. Huyện Vũ Thƣ xây dựng mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 25% số xã về đích NTM và đến năm 2020 cơ bản trở thành huyện nông thôn mới. Căn cứ Kế hoạch số 12-KH/HU, ngày 03/6/2011 của BTV Huyện ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020, Kế hoạch số 20- KH/UBND của UBND huyện về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ngoài đồng, thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Đồng thời dựa trên kết quả 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện Vũ Thƣ giai đoạn 2011 – 2015,

Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thƣ cùng các cơ quan xác định xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tƣ duy, nâng cao năng lực của ngƣời dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hóa, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và kiên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển đất nƣớc và của địa phƣơng trong giai đoạn trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài đồng thời xây dựng mô hình nông thôn mới cần phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của vùng về tiềm năng, lợi thế, năng lực cán bộ và khả năng đóng góp của ngƣời dân. Từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới phù hợp.

Bảng 4.34. Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực thực hiện chƣơng trình giai đoạn 2011 - 2015 và dự kiến kế hoạch 2016-2020

ĐVT: Triệu đồng

STT Nội dung chỉ tiêu

Kết quả thực hiện Kế hoạch 2016- 2020 2011 2012 2013 2014 2015 TỔNG SỐ 140.072 100.041 132.843 467.095 347.922 841.332 1. Ngân sách TW 12.214 6.350 9.002 4.461 35.436 53.000 2. Ngân sách địa phƣơng 12.100 25.056 32.905 198.933 153.435 416.569

3. Vốn lồng ghép 13.800 - 7.000 2.200 - -

4. Vốn tín dụng 200 1.300 500 500 500 -

5. Vốn doanh nghiệp 10.000 15.000 15.000 40.700 53.148 142.000

6. Cộng đồng dân cƣ 89.574 52.015 63.852 216.327 103.624 223.900

7. Nguồn khác 2.184 320 4.584 3.974 1.779 5.863

Bảng 4.35. Kết quả huy động và thực hiện nguồn lực đầu tƣ thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

TT Nội dung đầu tƣ

Lũy kế thực hiện đến 31/12/2015 ( Từ 2011-2015) Dự kiến 2016-2020

Thành tiền Thành tiền

Tổng số Vốn đầu tƣ trực tiếp Lồng ghép

Tín

Dụng Doanh Nghiệp Dân Góp

Nguồn

Khác Tổng số NS

TW NSĐP Doanh Nghiệp Dân Góp Nguồn Khác Tổng số TW NS NSĐP 1.187.973 489.893 67.463 422.429 23.000 3.000 133.848 525,392 12.840 841.331 53.000 416.569 142.000 223.900 5.863 1 Quy hoạch 16.087 11.806 460 11.346 - - - 3,700 582 5.409 - 5.409 - - - 2 Giao thông 379.633 146.223 16.314 129.909 - - 5.148 222,171 6.091 138.578 15.000 95.374 - 27.641 563 3 Thủy lợi 77.782 50.638 1.313 49.325 - 1.000 - 25,360 784 56.765 6.000 47.173 - 3.142 450 4 Điện 1.400 - - - - - - 1,400 - - - - - - - 5 Giáo dục 149.402 142.392 14.600 127.792 - - 4.700 260 2.050 122.382 5.000 117.032 - 100 250 6 Y tế 23.560 18.260 2.400 15.860 - - 4.000 - 1.300 7.333 3.000 4.333 - - - 7 Văn hóa 50.434 45.494 1.492 44.002 - - - 3,590 1.350 93.873 7.000 85.271 - 1.602 - 8 Chợ 12.734 8.347 1.900 6.447 6.500 - - 4 684 36.348 2.000 18.848 12.000 3.500 - 9 Bƣu điện - - - - - - - - - 50 - 50 - - - 10 Nhà ở dân cƣ 210.387 3.598 861 2.737 - - - 206,789 - 136.507 50 - 136.457 - 11 Phát triển sx 3.100 1.600 - 1.600 - - - 1,500 - 5.500 - 1.500 - 4.000 -

12 Xóa đói giảm nghèo 9.461 8.721 8.461 260 - - - 740 - 2.000 800 - 1.200 -

13 Giải quyết việc làm 52.000 - - - 2.000 - 50,000 - 33.000 - - - 30.000 3.000

14 Phát triển hình thức sx 101.500 - - - - 100.000 1,500 - 104.000 - - 100.000 4.000 -

15 Môi trƣờng 76.203 31.473 16.352 15.121 16.500 - 20.000 8,230 - 67.544 - 25.286 30.000 12.258 -

16 Tuyên truyền 6.654 6.654 310 6.344 - - - - - 550 - 550 - - -

17 Đào tạo, tập huấn 320 320 - 320 - - - - - 225 - 225 - - -

18 Nội dung khác 14.516 14.367 3.000 11.367 149 31.267 15.000 14.667 1.600

4.3.2. Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở huyện Vũ Thư

4.3.2.1. Giải pháp về huy động và quản lý sử dụng nguồn lực

Trong giai đoạn 2011-2016 tổng số nguồn lực xây dựng nông thôn mới là 1188 tỷ đồng, tập trung chủ yếu cho xây dựng việc xây dựng các tiêu chí về giao thông 379 tỷ đồng chiếm 32%, tiêu chí giáo dục 149 tỷ đồng chiếm 12,5 %, tiêu chí nhà ở dân cƣ 210 tỷ đồng chiếm 17,6%, tiêu chí phát triển các hình thức sản xuất 101,5 tỷ đồng chiếm 8,5%. Sau 5 năm thực hiện thì các hầu hết các xã đã hoàn thành các tiêu chí này, đây cũng là các tiêu chí cơ bản, đòi hỏi đầu tƣ lớn, cần có thời gian dài để hoàn thiện. Theo nhƣ Biểu 4.35 Tổng hợp kết quả xây dựng các tiêu chí nông thôn mới trên toàn huyện tính đến tháng 12-2015 thì hiện nay trên địa bàn huyện còn một số tiêu chí có tỷ lệ hoàn thành thấp đó là các tiêu chí giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, tuyên truyền, đào tạo tập huấn cán bộ. Vậy để tiếp tục đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới thì trong giai đoạn tiếp theo cần tập trung nguồn lực để xây dựng các tiêu chí này. Đối với các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế là các tiêu chí cần thời gian dài để xây dựng, cần phải tiếp tục đƣợc chú trọng đầu tƣ nguồn lực để xây dựng. Theo nhƣ kế hoạch sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, tổng số nguồn lực huy động đƣợc là khoảng 841 tỷ đồng trong đó nguồn lực dùng để xây dựng tiêu chí giao thông là 138 tỷ chiếm 16,5% ( so với giai đoạn 2011-2015 có giảm về tỷ lệ, tuy nhiên do số lƣợng hạng mục hoàn thành đã chiếm khoảng 60% so với tổng khối lƣợng hạng mục), nguồn lực đầu tƣ xây dựng tiêu chí giáo dục là 122 tỷ đồng chiếm 14,5% cao hơn so với giai đoạn 2011-2015, nguồn lực đầu tƣ xây dựng y tế là 73 tỷ đồng chiếm 8,7%.

- Tranh thủ tối đa các nguồn vốn của Nhà nƣớc theo cơ chế hỗ trợ xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn lồng ghép của các tổ chức cho các chƣơng trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Theo nhƣ Biểu 4.34 tổng hợp nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng nông thôn mới ta thấy trong các năm 2011-2015 huyện Vũ Thƣ đã tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ trợ từ Chính phủ, ngân sách của tỉnh và địa phƣơng đặc biệt trong năm 2015 đã đƣợc nhận hỗ trợ từ nguồn trái phiếu Chính phụ là 35 tỷ đồng, nguồn hỗ trợ từ ngân sách địa phuong là 153 tỷ trong đó 97 tỷ từ nguồn ngân sách của tỉnh, 24 tỷ từ nguồn ngân sách của huyện và 31 tỷ từ nguồn ngân sách của xã. Chính vì vậy, trong năm 2015 huyện Vũ Thƣ đã có bƣớc nhảy vọt về số lƣợng các xã về đích nông thôn mới. Để tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới thì phải tận dụng đƣợc tối đa nguồn vốn đầu tƣ này.

Phải khai thác, đầu tƣ một cách có hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm, đúng mục đích và mục tiêu.

- Huy động tối đa nguồn lực tại địa phƣơng, khai thác các nguồn thu hợp pháp, hợp lý cho ngân sách. Huy động nguồn vốn đóng góp, hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong địa phƣơng, trong nƣớc và ngoài nƣớc để tạo vốn đầu tƣ giữ vững, nâng cao chất lƣợng tiêu chí nông thôn mới. Tuyên truyền, vận động các hộ trong xã đầu tƣ vốn để chỉnh trang, xây dựng nhà ở. Theo nhƣ Biểu 4.34 tổng hợp nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng nông thôn mới ta có thể thấy đƣợc trong giai đoạn 2011-2015 huyện Vũ Thƣ đã tận dụng rất tốt nguồn vốn hỗ trợ từ chính phủ, tỉnh và địa phƣơng. Tuy nhiên, do ngân sách còn hạn hẹp nên nguồn lực này là không đủ đáp ứng so với yêu cầu xây dựng nông thôn mới, cụ thể trong năm 2015 tổng nguồn vốn huy động đƣợc cho nông thôn mới là 348 tỷ nhƣng nguồn vốn từ ngân sách chính phủ, tỉnh và địa phƣơng khoảng 188 tỷ chiếm 54%, còn 46% nguồn lực là huy động từ nguồn vốn doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ. Theo kế hoạch huy động nguồn vốn đầu tƣ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 thì tổng số nguồn vốn huy động từ các nguồn này chiếm khoảng 50% tổng số nguồn đầu tƣ. Đây là một trong những giải pháp trọng tâm cần đƣợc ƣu tiên quan tâm thực hiện, khai thác tốt nguồn vốn từ các đối tƣợng này sẽ góp phần giảm nhẹ gánh nặng ngân sách đầu tƣ và góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Vũ Thƣ.

Thực trạng hiện nay nguồn vốn ngân sách của địa phƣơng đầu tƣ cho xây dựng nông thôn mới chủ yếu có đƣợc là từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất. Đây là nguồn vốn ngân sách không ổn định, không dài hạn nên để huy động tốt nguồn lực đầu tƣ xây dựng nông thôn mới phải thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các chƣơng trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai. Kết hợp cơ chế hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ xây dựng, hỗ trợ kinh phí từ phần ngân sách huyện đƣợc hƣởng trong nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất theo giá quy định.

- Quản lý, sử dụng các nguồn vốn phải đƣợc tính toán có hiệu quả, đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch năm 2016. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai tài chính và Luật Ngân sách, Luật Xây dựng, Luật Đầu tƣ công.

4.3.2.2. Giải pháp về hạ tầng kinh tế - xã hội:

Để tạo mặt bằng thi công các công trình giao thông, địa phƣơng đã thực hiện triệt để cơ chế phân cấp giải phóng mặt bằng giữa xã, thôn và nhóm dân cƣ về việc lãnh đạo thực hiện hai nhiệm vụ lớn “Tiếp tục giải phóng mặt bằng thực hiện quy hoạch giao thông nông thôn và tích cực đóng góp vốn đối ứng để tranh thủ cơ chế đầu tƣ hỗ trợ theo Quyết định 09 của UBND tỉnh”. Huyện chỉ hỗ trợ một phần tùy theo từng trƣờng hợp cụ thể nếu công trình là nhà ở bị thu dỡ, còn lại phân cấp cho thôn và phát động nhân dân hiến tặng.

Cùng với công tác giải phóng mặt bằng, trong huy động vốn, huy động từ 100.000-200.000 đồng/khẩu/năm đến khi hoàn thành xây dựng NTM mới dừng lại, đồng thời tích cực huy động bằng các hình thức khác: ngày công, hiến, tặng, công đức… Với phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, huy động tối đa sự đóng góp của nhân dân và con em đi xa, đồng thời chủ động tạo nguồn vốn từ quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Với chính sách hỗ trợ đầu tƣ phân nguồn, nếu xã nào, tuyến đƣờng nào, công trình nào sau khi đƣợc phân nguồn mà không giải phóng đƣợc mặt bằng sẽ chuyển nguồn vốn cho nơi khác.

4.3.2.3. Giải pháp về kinh tế và chuyển dịch cơ cấu, nâng cao thu nhập

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp theo hƣớng phát triển hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao. Tăng cƣờng công tác khuyến nông, khuyến ngƣ, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp. Bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống theo phƣơng châm “mỗi xã một sản phẩm”. Phối hợp và đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đƣa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

4.3.2.4. Giải pháp về giảm nghèo và an sinh xã hội

Tiếp tục triển khai thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2021, phấn đấu mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1%. Đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển, giảm nghèo có hiệu quả và bền vững, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.

4.3.2.5. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật vào sản xuất.

Phát triển các hình thức sản xuất đa dạng, ổn định và phù hợp đối với điều kiện địa lý-kinh tế-xã hội của huyện Vũ Thƣ. Để xây dựng và giữ vững nông thôn mới thì tiêu chí phát triển các hình thức sản xuất là hết sức quan trọng, đây là một tiêu chí góp phần xây dựng nông thôn mới ổn định, lâu dài và phát triển, đồng thời phát triển các hình thức sản xuất cũng là phát triển kinh tế địa phƣơng, góp phần tạo ra nguồn lực đầu tƣ tiếp tục xây dựng nông thôn mới, giảm thiểu gánh nặng cho ngân sách và tạo đà phát triển cho địa phƣơng. Trong giai đoạn 2011- 2015 huyện Vũ Thƣ đã đầu tƣ xây dựng tiêu chí phát triển các hình thức sản xuất 101,5 tỷ đồng chiếm 8,5%, theo nhƣ kế hoạch sử dụng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới gian đoạn 2016-2020 nguồn vốn đầu tƣ phát triển các hình thức sản xuất là 104 tỷ đồng chiếm 12,3%. Những năm gần đây, cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới huyện Vũ Thƣ cũng đã dần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất mà huyện có thế mạnh nhƣ: trồng dâu, phát triển đàn bò, ...Cần làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, đảm bảo cho an toàn sản xuất. Chú trọng đầu tƣ cho công tác khuyến nông, khuyến công để đảm bảo chuyển giao khoa học kỹ thuật cho ngƣời dân, đƣa các giống lúa có năng suất cao, chất lƣợng tốt vào sản xuất. Nâng cao chất lƣợng cán bộ làm công tác kỹ thuật trong nông nghiệp, cán bộ hợp tác xã, chủ kinh tế trang trại, hộ nông dân, đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề để gia tăng tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo ở nông thôn.

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhƣ thay đổi giống cây trồng cho phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao, phát triển công nghệ chế biến nông sản, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị sản xuất từ đó góp phần nâng cao thu nhập ngƣời dân.

4.3.2.6. Giải pháp về văn hóa – xã hội – môi trường

- Về môi trƣờng: thực trạng hiện nay, huyện Vũ Thƣ số xã có đội vệ sinh, duy trì thƣờng xuyên hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải đã từng bƣớc tăng lên nhƣng tại nhiều xã, thị trấn rác thải mới chỉ đƣợc tập kết tại bãi rác của địa phƣơng mà chƣa đƣợc xử lý đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Hệ thống thoát nƣớc thải tại khu vực nông thôn chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ. Hầu hết nƣớc thải sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)